Hà Nội

Khám thai định kỳ là điều kiện cần thiết để sinh con khỏe mạnh

03-11-2022 10:00 | Sức khỏe sinh sản
google news

SKĐS - Khám thai định kỳ là điều bắt buộc để nhận biết và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của thai nhi cũng như có biện pháp điều trị phù hợp.

Nguy hiểm do không đi khám thaiNguy hiểm do không đi khám thai

SKĐS - Mới đây của thai phụ Lê Ngọc M., 30 tuổi, ở Tiền Giang, chia sẻ: “Mang thai tuần thứ 22, tôi siêu âm ở quê thì thấy thai nhi hoàn toàn khỏe mạnh.

74% phụ nữ dân tộc thiểu số không được khám thai định kỳ

Nhiều năm nay, vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số (DTTS) được Đảng, Nhà nước cũng như các cấp, ngành quan tâm với nhiều phương diện khác nhau. Việc phổ biến kiến thức, tuyên truyền về SKSS đã và đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân bắt nguồn từ nhiều yếu tố như nhận thức của chính phụ nữ vùng cao về việc mang thai, sinh nở, hậu sản, kế hoạch hóa gia đình và sức khỏe nữ giới nói chung. Quan niệm sinh nở hoàn toàn tự nhiên nên không ít chị em phụ nữ dân tộc thiểu số không chú ý theo dõi thai kỳ của mình.

Nghiên cứu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam và Bộ Y tế thực hiện năm 2017 cho thấy, Tỷ lệ phụ nữ DTTS tiếp cận các dịch vụ chăm sóc trước sinh (khám thai ít nhất 04 lần) thấp hơn 58 điểm phần trăm so với tỷ lệ chung toàn quốc (16% so với 74%). Tỷ lệ sinh con tại cơ sở y tế (CSYT) giữa những phụ nữ DTTS tham gia trong nghiên cứu thấp hơn ước tính quốc gia là 53 điểm phần trăm (41% so với 94%). Tỷ lệ các ca đẻ có sự hỗ trợ của cán bộ y tế có trình độ chuyên môn thấp hơn 45 điểm phần trăm giữa những phụ nữ DTTS tham gia nghiên cứu so với ước tính quốc gia (49% so với 94%). Tỷ lệ phụ nữ DTTS tham gia nghiên cứu được chăm sóc đầy đủ các nội dung trước khi sinh (ví dụ: đo huyết áp, xét nghiệm máu và nước tiểu) thấp hơn ước tính quốc gia 38 điểm phần trăm (18% so với 56%).

Khám thai định kỳ là điều kiện cần thiết để sinh con khỏe mạnh - Ảnh 2.

Chỉ có 36% phụ nữ người dân tộc thiểu số được khám thai định kỳ.

Cũng theo nghiên cứu nêu trên, tỷ lệ phụ nữ DTTS sinh con tại nhà ở các tỉnh miền núi phía Bắc rất cao, chiếm khoảng 40- 60% tổng số các ca đẻ, trong khi hầu hết các phụ nữ người Kinh và phụ nữ sống ở vùng đồng bằng đều sinh đẻ tại các cơ sở y tế.

Kết quả điều tra đánh giá các mục tiêu về trẻ em và phụ nữ (MICS) năm 2006 cho thấy các yếu tố như dân tộc, mức sống hộ gia đình và giáo dục đều ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước sinh và trong khi sinh do những nhân viên y tế có tay nghề đỡ. Các yếu tố này liên quan chặt chẽ với nhau, tuy nhiên, yếu tố dân tộc có ảnh hưởng lớn hơn hai yếu tố mức sống hộ gia đình và giáo dục.

So với số liệu quốc gia, phụ nữ DTTS thuộc các hộ nghèo có nguy cơ không tiếp cận tới được các dịch vụ chăm sóc trước sinh cao hơn ba lần và không được đỡ đẻ bởi nhân viên y tế có chuyên môn trong lúc sinh cao hơn sáu lần. Các kết quả này cho thấy dân tộc là một yếu tố xã hội quan trọng ảnh hưởng tới việc sử dụng các dịch vụ CSSKBM tại Việt Nam, và rõ ràng phụ nữ DTTS là một nhóm rất thiệt thòi. Số liệu hiện có cũng cho thấy rằng phụ nữ của nhiều cộng đồng DTTS và phụ nữ sống ở vùng sâu vùng xa sử dụng các dịch vụ CSSKBM và KHHGĐ còn thấp.

4 giai đoạn cần khám thai không thể bỏ qua

Theo tài liệu Thông điệp truyền thông về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, khám thai lần đầu ngay khi chậm kinh, trong vòng 3 tháng đầu: Để xác định có thai hay không; Để hẹn lịch khám thai tiếp theo và lịch tiêm phòng uốn ván; Được kiểm tra sức khỏe của mẹ; Được tư vấn các xét nghiệm cần thiết nhằm phát hiện và dự phòng các bệnh lây truyền từ cha mẹ sang con (như giang mai, viêm gan B, HIV…), sàng lọc tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ; Được tư vấn về sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện bất thường ở thai nhi.

Khi có thai, người phụ nữ bắt buộc phải thực hiện khám thai ở 4 thời điểm để có thai kỳ khỏe mạnh và an toàn:

Khám thai lần đầu ngay khi chậm kinh, trong vòng 3 tháng đầu: Để xác định có thai hay không; Để hẹn lịch khám thai tiếp theo và lịch tiêm phòng uốn ván; Được kiểm tra sức khỏe của mẹ; Được tư vấn các xét nghiệm cần thiết nhằm phát hiện và dự phòng các bệnh lây truyền từ cha mẹ sang con (như giang mai, viêm gan B, HIV…), sàng lọc tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ; Được tư vấn về sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện bất thường ở thai nhi.

Khám thai định kỳ là điều kiện cần thiết để sinh con khỏe mạnh - Ảnh 3.

Khám thai định kỳ giúp việc sinh nở an toàn, đảm bảo sức khỏe mẹ và bé.

Khám thai lần thứ hai vào 3 tháng giữa của thai kỳ (từ tháng thứ 4 đến đủ 6 tháng): Để kiểm tra xem thai có phát triển bình thường không; Để theo dõi sức khỏe của mẹ và sàng lọc đái tháo đường thai kỳ.

Khám thai lần thứ ba và lần thứ tư vào 3 tháng cuối của thai kỳ: Để theo dõi sức khỏe của bà mẹ và sự phát triển của thai nhi; Được tư vấn dự kiến ngày sinh; Được tư vấn chuẩn bị cho cuộc đẻ và lựa chọn nơi sinh.

Khi có dịch bệnh, phụ nữ mang thai cần giữ đúng lịch khám thai và cần gọi điện đặt lịch khám để giảm thời gian chờ và tránh tiếp xúc với nhiều người. Phụ nữ mang thai cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh khi đi khám thai trong thời gian có dịch bệnh.

Chế độ sinh hoạt khi mang thai

Phụ nữ mang thai cần ăn đầy đủ và cân đối các nhóm thực phẩm (chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất), cần ăn tăng bữa và mỗi bữa ăn nhiều hơn để mẹ khỏe, con khỏe. Không hút thuốc lá, thuốc lào, không uống rượu bia, nước trà đặc và cà phê.

Phụ nữ mang thai uống 1 viên sắt - axít folic hoặc viên đa vi chất đều đặn mỗi ngày trong suốt thời gian mang thai cho đến hết 1 tháng sau sinh để phòng chống thiếu máu do thiếu sắt và phòng dị tật ở thai nhi.

Phụ nữ mang thai cần tiêm phòng uốn ván đầy đủ theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Phụ nữ mang thai không làm việc nặng, không tiếp xúc với chất độc hại và ít nhất 4 tuần trước khi sinh chỉ làm việc nhẹ nhàng. Cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là vùng sinh dục và vú, mặc quần áo rộng rãi.

Phụ nữ mang thai và gia đình cần chuẩn bị kỹ càng cho cuộc đẻ (dự kiến nơi sinh, chuẩn bị thẻ bảo hiểm y tế, giấy tờ tùy thân, Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ - trẻ em hoặc Sổ khám thai, tiền, phương tiện vận chuyển, người hỗ trợ, đồ dùng cho mẹ và cho bé.

Phụ nữ mang thai gần đến ngày sinh không nên đi xa để có thể kịp thời đến cơ sở y tế sinh con. Hãy đưa ngay phụ nữ mang thai đến cơ sở y tế khi thấy có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào để được cứu chữa kịp thời.

Đừng vì sợ dịch bệnh, thiếu tiền, đi lại khó khăn mà chậm đưa phụ nữ mang thai đến cơ sở y tế khi có một trong các dấu hiệu nguy hiểm vì có thể đe dọa tính mạng. Phụ nữ mang thai cần sinh đẻ tại cơ sở y tế để an toàn tính mạng cho cả mẹ và con.

Chuyên gia lưu ý về khám thai định kỳ trong dịch COVID-19   Chuyên gia lưu ý về khám thai định kỳ trong dịch COVID-19

SKĐS - Trong lúc dịch COVID-19 trên thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều phụ nữ mang thai lo lắng về việc đi khám thai của mình vì sợ nguy cơ lây nhiễm.

Xem thêm video đang được quan tâm:

7 Thực Phẩm Giúp Giảm Đau Xương Khớp Hiệu Quả | SKĐS


PV
Ý kiến của bạn