Khám sức khỏe tiền hôn nhân là tiền đề để nâng cao chất lượng dân số

28-11-2021 08:45 | Thời sự
google news

SKĐS - Nhiều bác sĩ, chuyên gia y tế đều khẳng định tầm quan trọng của việc khám sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân, là tiền đề để giúp nâng cao chất lượng dân số và tạo dựng một cuộc sống gia đình vững bền, hạnh phúc.

Rủ nhau đi khám sức khỏe tiền hôn nhân, vợ sắp cưới sốc nặng vì chồng mắc "bệnh xã hội"Rủ nhau đi khám sức khỏe tiền hôn nhân, vợ sắp cưới sốc nặng vì chồng mắc 'bệnh xã hội'

SKĐS - Người đàn ông đến bệnh viện khám sức khỏe và phát hiện mình bị mắc bệnh lậu do quan hệ tình dục không an toàn, lành mạnh. Rất may, sau thời gian ngắn điều trị đã khỏi và được tư vấn đầy đủ về sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân.

Bước chuẩn bị quan trọng trước hôn nhân

Sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe sinh sản (SKSS) nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể mỗi con người. Nếu sức khỏe tổng thể luôn được chăm sóc đảm bảo, ăn uống, ngủ nghỉ, tập luyện đều đặn, khoa học sẽ giúp thể trạng con người luôn khỏe mạnh, phát triển tốt nhưng SKSS lại đóng vai trò cầu nối để giúp cho hạnh phúc lứa đôi, gia đình êm ấm, hạnh phúc và tạo dựng một thế hệ tương lai, giống nòi.

Các chuyên gia, y bác sĩ đều khẳng định việc khám SKSS tiền hôn nhân là một trong những hình thức sàng lọc đầu tiên và vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số.  Từ việc khám sàng lọc SKSS tiền hôn nhân mang lại lợi ích trong việc giúp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm nhiều căn bệnh nguy hiểm cũng như tránh được các hệ lụy không đáng có trong cuộc sống vợ chồng và tương lai thế hệ mai sau.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là tiền đề để nâng cao chất lượng dân số - Ảnh 2.

Khám sàng lọc SKSS trước khi kết hôn là tiền đề để giúp thế hệ mai sau phát triển hoàn thiện cả về thể chất và tinh thần. Ảnh: LB.

Thực tế những năm qua cho thấy, một bộ phận người trẻ chưa biết, hiểu đúng, hiểu đủ của lợi ích khám sàng lọc SKSS tiền hôn nhân. Điều này được các bác sĩ chỉ ra do xuất phát từ tâm lý e ngại, hoặc xem thường bước chuẩn bị quan trọng và đã để lại những hậu quả đáng tiếc cho hạnh phúc gia đình, tương lai con trẻ.

Mỗi năm ước tính Việt Nam có khoảng 22.000 – 30.000 đứa trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh, trong đó phổ biến như: Down, hội chứng Ewards, dị tật ống thần kinh, suy giáp bẩm sinh, thiếu men G6PD, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, tan máu bẩm sinh thể nặng và các bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh khác.

Do đó, nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng thực hành về sức khỏe sinh sản, giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong những năm qua, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đã phối hợp với các địa phương triển khai mô hình Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Từ năm 2013, mô hình đã được triển khai tại 63/63 tỉnh thành. Đến nay, mô hình đã cho ra đời hàng ngàn CLB tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân với hàng trăm ngàn thanh niên thành viên, đã chăm sóc sức khỏe, tư vấn cho hàng triệu lượt người. Hoạt động này đã nâng cao nhận thức cho thanh niên, vị thành niên và đặc biệt là nâng cao kỹ năng trong việc chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho các đối tượng chuẩn bị kết hôn. Đồng thời làm giảm tỷ lệ sinh con dị tật, mắc các bệnh chuyển hóa bẩm sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Tuyên truyền từ cơ sở là chìa khóa quan trọng

Để giúp thanh, thiếu niên hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chăm sóc SKSS, cùng với ngành dân số cả nước, TP. Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) thời gian qua đã có nhiều hoạt động tuyên truyền cho người dân hiểu về chăm sóc SKSS, đặc biệt lợi ích của việc khám SKSS tiền hôn nhân.

Đối với nhóm đối tượng lứa tuổi vị thành niên, thanh niên, ngành dân số chú trọng vào việc chăm sóc SKSS, KHHGĐ, vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết, trong đó ưu tiên cho phụ nữ và trẻ em gái thuộc vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số, thông qua các chương trình chăm sóc SKSS cho phụ nữ vùng biển, ven biển; vấn đề giới và bình đẳng giới trong kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân là tiền đề để nâng cao chất lượng dân số - Ảnh 3.

Nhiều mô hình tuyên truyền về sức khỏe sinh sản cho đối tượng thanh, thiếu niên.

Từ năm 2013, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đã phối hợp với các địa phương triển khai mô hình Tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân tại 63/63 tỉnh thành. Đến nay, mô hình đã cho ra đời hàng ngàn CLB tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân với hàng trăm ngàn thanh niên thành viên, đã chăm sóc sức khỏe, tư vấn cho hàng triệu lượt người. Qua đó nâng cao nhận thức cho thanh niên, vị thành niên và đặc biệt là nâng cao kỹ năng trong việc chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho các đối tượng chuẩn bị kết hôn. Đồng thời làm giảm tỷ lệ sinh con dị tật, mắc các bệnh chuyển hóa bẩm sinh góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Tại Tuyên Quang, mô hình "Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân" được Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh triển khai tại 33 xã, phường của các huyện, thành phố. Ngành Dân số đã đẩy mạnh tuyên truyền về nâng cao chất lượng dân số giúp người dân, nhất là dân tộc thiểu số tiếp cận, áp dụng các biện pháp tránh thai và tự nguyện làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh, sơ sinh... Đội ngũ cộng tác viên dân số tuyên truyền vận động, tư vấn cụ thể cho người dân thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Phụ nữ dân tộc được hướng dẫn các biện pháp tránh thai bằng bao cao su, thuốc uống tránh thai, đặt vòng, tuyên truyền tờ rơi…

Mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân được triển khai tại 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2010. Chất lượng dân số của đồng bào dân tộc cũng được quan tâm khi tỉnh có hơn 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó, đồng bào DTTS chiếm 4,7% dân số toàn tỉnh, sinh sống tập trung ở khu vực ven dãy núi Tam Đảo và núi Sáng.


Mộc Trà
Ý kiến của bạn