Nhân tố do dopamine
Một trong những thành công nhất của các nhà khoa học là tìm hiểu rõ được sự kiềm chế cảm xúc của phụ nữ qua thiết bị máy quét MRI. Những người đứng đầu nghiên cứu dạng này là ông Barry Komisaruk tại Đại học Rutgers (New Jersey, Mỹ) - người muốn chứng minh những khác biệt não bộ có thể giải thích lý do tại sao phụ nữ và đàn ông lại làm tình khác nhau. Nghiên cứu chỉ ra rằng bất chấp có sự khác biệt giữa hai giới thì cả đàn ông và đàn bà đều có cùng hoạt động thần kinh trong suốt thời gian “cực khoái”. Trong quá trình làm tình và đạt được đến sự cực khoái thì cả hai giới cùng mất rất nhiều sức lực. Đó là lý do khi “lâm trận”, bạn chẳng thể nghĩ được gì khác. Tuy nhiên vẫn có những “điểm nóng” trong mối quan hệ này.
Một trong số đó là các accumben hạt nhân, đó là một vùng não chịu trách nhiệm tạo ra cảm xúc sung sướng thông qua việc phát ra một chất truyền dẫn thần kinh gọi là dopamine. Bên cạnh tình dục, dopamine cũng được kích hoạt bởi cocaine, amphetamine, caffeine, nicotine và socola.
Tuy nhiên sau khi đạt cực khoái, ở đàn ông và phụ nữ lại có những phản ứng rất khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng quan trọng về những khu vực cụ thể ở não nam giới trở nên thụ động với các kích thích cảm ứng xa hơn của bộ phận sinh dục do hệ quả trực tiếp của sự “cực khoái”; trong khi đó não phụ nữ tiếp tục hành động: điều này có thể giải thích tại sao một số phụ nữ hưởng những cơn “đa cực khoái” còn đàn ông thì không.
Sau khi đạt cực khoái, ở đàn ông và phụ nữ lại có những phản ứng rất khác nhau. Ảnh: minh họa
Vì sao cực khoái giữa hai giới khác nhau?
Nếu các hình ảnh quét não bộ vẫn còn đang gây tranh cãi thì chúng ta phải tiến xa hơn để “mổ xẻ sự cực khoái”. Dương vật chỉ có một đường duy nhất để mang các cảm xúc đến não bộ, trong khi đó tuyến sinh dục nữ lại có 3, 4 con đường. Trung tâm của hoạt động tình dục nữ là âm vật: nó là một vật nhỏ, có hình viên sỏi, được đặt ở một vị trí khá khó xử, nó dài cỡ 1cm nằm ở phía trước cửa âm đạo. Mãi cho đến thế kỷ 16, âm vật mới được mô tả như một cấu trúc vật lý đặc trưng, chức năng của nó là gây khoái cảm cho tất cả phụ nữ. Trong quyển sách “Dere anatomica” được xuất bản vào năm 1559, tác giả Realdo Columbo đã mô tả âm vật là “chỗ của niềm lạc thú của phụ nữ”. Tuy nhiên, những thế kỷ tiếp theo đó, âm vật đã dần bị lãng quên, nhiều phụ nữ thậm chí không nhận thức được tiềm năng tình dục của mình.
Khoảng 30% - 40% phụ nữ tuyên bố họ chưa từng có “cực khoái” thông qua việc xâm nhập âm đạo. Phải chăng hiện tượng “cực khoái” âm đạo là đặc quyền cho một số ít người? Liệu có “cực khoái” khi không cần sự hiện diện của âm vật hay không? Ông Barry Komisaruk đã có những bước đi thận trọng đầu tiên trong việc trả lời những câu hỏi hóc búa này. Để tìm hiểu, ông đã tiến hành một nghiên cứu nhằm xem xét những người phụ nữ bị tổn thương tủy sống. Hai người phát hiện ra rằng ngay cả khi họ chặn các chấn thương trong tủy sống từ cơ quan sinh dục dẫn lên não, những phụ nữ này vẫn có cảm nhận khi âm đạo và cổ tử cung của họ bị đụng chạm. Một số người cảm nhận sự “cực khoái” ngay cả khi dây thần kinh âm hộ - cơ quan mang các cảm xúc từ âm vật lên não bị cắt đứt.
Ông Komisaruk kết luận: “Những phụ nữ bị chấn thương tủy sống mặc dù họ không có cảm giác về âm vật, nhưng vẫn có “cực khoái” từ việc kích thích âm đạo. Đây có thể là bằng chứng tốt nhất về sự tồn tại của “cực khoái” âm đạo. Lý do là các dây thần kinh phế vị nằm ngoài cột tủy sống đã mang các cảm xúc từ âm đạo đến não.
Khoảng 30% - 40% phụ nữ tuyên bố họ chưa từng có “cực khoái” thông qua việc xâm nhập âm đạo. Ảnh: minh họa
Kích thước, vị trí liệu có quan trọng?
Các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi liệu kích thước, vị trí của âm vật ở những người phụ nữ khỏe mạnh ảnh hưởng ra sao đến sự “cực khoái” trong suốt quá trình xâm nhập tình dục? Các nhà khoa học đã tuyển mộ 10 phụ nữ - người từng tuyên bố hiếm khi đạt “cực khoái” khi gần gũi với bạn tình và 20 người phụ nữ nói rằng họ đã “lên đỉnh” mỗi khi “yêu”. Bằng cách dùng máy quét MRI để ghi lại chi tiết các diễn biến trong âm vật những phụ nữ này. Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng nếu kích thước quy đầu (hình hạt đậu) nhỏ và xa hơn là âm vật ở âm đạo đã gây khó khăn cho việc đạt tới “cực khoái”. Gộp chung lại, những nghiên cứu này cho thấy rằng có rất nhiều con đường mà phụ nữ có thể đạt được “cực khoái”, có thể thông qua kích thích âm đạo, kích thích âm vật hoặc cả hai.
Các nghiên cứu xa hơn của ông Komisaruk đã tiết lộ rằng những chỗ nhô ra từ các vùng khác nhau của cơ quan sinh dục nữ - kể cả núm vú - tất cả đều tụ hội giống nhau ở cùng khu vực của não bộ. Ông Komisaruk giải thích: “Có một cơ sở giải phẫu thần kinh cho các loại “cực khoái” khác nhau và những hình thức cảm xúc khác biệt. Đó là lý do giải thích tại sao bằng việc kích thích âm vật, âm đạo và cổ tử cung lại có thể sản sinh ra những trạng thái “cực khoái” dào dạt, mạnh mẽ như cách mà nhiều phụ nữ đã mô tả.