Hà Nội

Khám phá những địa điểm in đậm dấu ấn ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9

01-09-2023 07:00 | Xã hội

SKĐS - Hà Nội là 1 trong những địa phương còn lưu giữ nhiều công trình và những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử của ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 cách đây 78 năm.

Video khám phá những địa điểm in đậm dấu ấn ngày 2/9 lịch sử

Những địa danh vẫn còn in đậm dấu ấn của ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tại Hà Nội.

Những địa danh in đậm dấu ấn lịch sử Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 tại Hà Nội

Khám phá những địa điểm in đậm dấu ấn ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 lịch sử - Ảnh 2.

Số nhà 48 Hàng Ngang là 1 trong những cơ sở cách mạng từ thời tiền khởi nghĩa. Từ chiều 25/8 đến 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Trung ương Đảng đã ở và làm việc tại đây. Chủ ngôi nhà khi ấy là ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ. Cũng tại nơi này, Bác đã cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định nhiều vấn đề quan trọng về đối nội, đối ngoại; về thể chế và thành phần của Chính phủ lâm thời; về tổ chức Lễ Tuyên ngôn Độc lập và khởi bản thảo "Tuyên ngôn Độc lập".

Khám phá những địa điểm in đậm dấu ấn ngày 2/9 lịch sử - Ảnh 3.

Căn nhà số 6 (nhà của cụ Nguyễn Thị An khi xưa) nằm tại ngõ 319 phố An Dương Vương, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ là nơi lần đầu tiên Bác Hồ đã ở, làm việc trên chặng đường từ Việt Bắc về Hà Nội tháng 8 năm 1945.

Khám phá những địa điểm in đậm dấu ấn ngày 2/9 lịch sử - Ảnh 4.

Cũng chính tại căn nhà số 6 huyền thoại, Bác đã nghe báo cáo về kết quả Tổng khởi nghĩa trong cả nước và bàn việc chuẩn bị ra mắt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Thủ đô Hà Nội với các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng như: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh...

Khám phá những địa điểm in đậm dấu ấn ngày 2/9 lịch sử - Ảnh 5.

"Số hóa" địa danh lịch sử để dễ dàng tiếp cận nhiều hơn tới giới trẻ.

Khám phá những địa điểm in đậm dấu ấn ngày 2/9 lịch sử - Ảnh 6.

Nhà số 101 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, quận Hoàn KIếm là trụ sở Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội. Tại đây, sáng ngày 16/8/1945, đồng chí Nguyễn Khang – Thường vụ xứ ủy Bắc Kỳ thay mặt Thường vụ triệu tập cuộc họp với Thành ủy để phổ biến Nghị quyết của xứ ủy thành lập Uỷ ban Quân sự cách mạng Hà Nội (tức Uỷ ban khởi nghĩa).

Khám phá những địa điểm in đậm dấu ấn ngày 2/9 lịch sử - Ảnh 7.

Cùng ngày thành lập Ủy ban Quân sự Cách mạng (tức Ủy ban Khởi nghĩa) của Mặt trận Việt Minh, dựa vào bản chỉ thị ngày 12/3/1945 của Ban Thường vụ Trung ương Đảng: "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta", Ủy ban Khởi nghĩa nhận thấy cần phải cấp tốc khởi nghĩa, chớp thời cơ giành chính quyền.

Khám phá những địa điểm in đậm dấu ấn ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 lịch sử - Ảnh 8.

Nhà khách Chính Phủ (số 12 Ngô Quyền) hay Bắc Bộ phủ khi xưa là 1 trong những địa điểm quan trọng trong ngày 19/8/1945 lịch sử. Khi đó, hàng vạn Nhân dân nội - ngoại thành xuống đường biểu dương lực lượng. Quần chúng cách mạng, có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu, chiếm lấy Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não của Chính phủ Trần Trọng Kim.

Khám phá những địa điểm in đậm dấu ấn ngày 2/9 lịch sử - Ảnh 9.

Trụ sở Công an quân Hoàn Kiếm (số 2 Tràng Thi) trước đây là Sở Cảnh sát Trung ương, sau khi đánh chiếm thành công Bắc Bộ phủ, quần chúng cách mạng tiếp tục đánh chiếm nơi này. Đến tối 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi.

Khám phá những địa điểm in đậm dấu ấn ngày 2/9 lịch sử - Ảnh 10.

Trong những ngày tháng 8/1945 lịch sử, nhân dân đã từ Phố Tràng Tiền tỏa đi khắp các phố phường và hô vang khẩu hiệu: "Ủng hộ Việt Minh!", "Đả đảo bù nhìn!", "Việt Nam độc lập!".

Khám phá những địa điểm in đậm dấu ấn ngày 2/9 lịch sử - Ảnh 11.

Quảng trường Cách mạng tháng Tám (phía trước Nhà Hát lớn Hà Nội) là địa danh lịch sử ghi dấu 2 cuộc biểu tình liên tiếp trong 2 ngày 17 và 19/8. Trong đó, vào ngày 17/8, Đội Thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu đã tổ chức cướp diễn đàn tại cuộc mít tinh của Chính phủ Trần Trọng Kim, để bày tỏ sự ủng hộ với mặt trận Việt Minh (Việt Nam Độc lập đồng minh) giành chính quyền. Nhà hát Lớn Hà Nội giờ đây vẫn còn lưu lại lịch sử hào hùng khi đó: "Nơi đây, ngày 19/8/1945 đã diễn ra cuộc mít tinh của hàng vạn quần chúng cách mạng do mặt trận Việt Minh thành phố tổ chức trước khi đi chiếm các cơ quan đầu não của địch trong thành phố".

Khám phá những địa điểm in đậm dấu ấn ngày 2/9 lịch sử - Ảnh 12.

Cách đây 78 năm, lần đầu tiên lá quốc kỳ Việt Nam - cờ đỏ sao vàng được tung bay trên đỉnh Kỳ đài của Cột cờ Hà Nội.

Khám phá những địa điểm in đậm dấu ấn ngày 2/9 lịch sử - Ảnh 13.

Vào ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, trước cuộc mít tinh của hàng vạn nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc - Kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.

Khám phá những địa điểm in đậm dấu ấn ngày 2/9 lịch sử - Ảnh 14.

Cũng chính tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập.


Xem thêm video được quan tâm:

Dịp Lễ Quốc Khánh 2/9 Năm 2023, Người Lao Động Được Nghỉ Bốn Ngày Liên Tục | SKĐS

Thành Long
Ý kiến của bạn