Phát hiện thấy virút chọn lọc gây nhiễm các tế bào hình thành vỏ não của thai nhi, hoặc lớp bên ngoài vỏ não. Làm cho các tế bào này diệt vong thay vì phân chia bình thường để tạo ra các tế bào não mới.
Muỗi Aedes aegypti, thủ phạm lan truyền bệnh Zika
Theo giáo sư sinh học Hengli Tang, ở ĐH Florida, thành viên nhóm đề tài, mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra nguyên nhân gây nhiễm trùng và tạo ra các khuyết tật về thần kinh. Nói cách khác, không chứng minh mối liên quan giữa bệnh Zika với tật đầu nhỏ, mà tìm hiểu cơ chế virút tấn công cơ thể trẻ em. Chính xác hơn, điểm mặt mặt chính xác tế bào nào tấn công, và từ đó tiến hành các nghiên cứu sinh học về những tế bào này để chế ra loại thuốc có tác dụng giảm bệnh. Nghiên cứu bào thai và trẻ sơ sinh với bộ não nhỏ ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi Zika cho thấy các bất thường trong vỏ não, và virút Zika đã được tìm thấy trong các mô bào thai. “Mặc dù nghiên cứu này không chứng minh chắc chắn virút Zika gây tật đầu nhỏ, nhưng nó có thể cho biết các tế bào hình thành vỏ não rất mẫn cảm với virút, và sự tăng trưởng của vỏ não có thể bị gián đoạn bởi chính virút Zika”, GS. Hengli Tang nhận định.
Trong nghiên cứu, nhóm đề tài đã tiến hành so sánh hiệu ứng của virút Zika trên các tế bào được gọi là tế bào tiền thân thần kinh vỏ não với hai loại tế bào khác là, tế bào gốc đa năng cảm ứng và tế bào thần kinh chưa trưởng thành. Nhờ nghiên cứu, khoa học sẽ tìm ra câu trả lời mối liên quan giữa nhiễm trùng và các khuyết tật về thần kinh. Tế bào gốc đa năng cảm ứng được tạo ra bằng cách tái lập trình tế bào trưởng thành, và có thể tạo ra mọi loại tế bào nào trong cơ thể, kể cả tế bào tiền thân thần kinh vỏ não. Còn các tế bào tiền thân thần kinh vỏ não lại có nhiệm vụ làm tăng số lượng tế bào thần kinh chưa trưởng thành.
Trong thí nghiệm, các tế bào được tiếp xúc với virút Zika. Sau đó, tìm hiểu các biểu hiện di truyền của tế bào, và phát hiện những gen được sử dụng bởi các tế bào và những gen không được sử dụng bởi tế bào. Ba ngày sau khi tiếp xúc với virút, 90% các tế bào tiền thân thần kinh vỏ não bị nhiễm bệnh, và bị “thâm nhập” để tạo ra những bản sao mới của virút. Chưa hết, các gen cần thiết để kháng lại virút vẫn chưa được bật lên, đó là điều bất thường. Ở nhiều người bệnh, các tế bào bị nhiễm đã tử vong, còn ở những người khác lại bị gián đoạn biểu hiện của gen kiểm soát phân chia tế bào, điều này cho thấy các tế bào mới không thể được sản sinh một cách hiệu quả. Với phát hiện trên giúp các nhà khoa học nhận biết chính xác các tế bào não đang phát triển dễ bị tổn thương nhất, hiểu rõ thêm cơ chế virút Zika tấn công cơ thể. Mở đường cho các nghiên cứu tiếp theo để tìm ta phương pháp chẩn đoán, điều trị mới khả thi hơn cho căn bệnh này.
Những đứa trẻ mắc bệnh Zika
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Zika là căn bệnh truyền nhiễm, gây nên bởi muỗi Aedes aegypti, cắn người bị bệnh sau đó truyền sang cho người khỏe mạnh, giống như bệnh sốt rét hay sốt Dengue (sốt xuất huyết), nhưng cũng có thể lây lan qua nhiễm trùng tử cung hoặc đường tình dục. Năm 2015, virút Zika bắt đầu lan truyền khắp châu Mỹ và đến nay đã có mặt ở 48 quốc gia trên toàn thế giới.
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Cell Stem Cellcủa Mỹ số ra đầu tháng 3/2016.