Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Inserm, Đại học Lille và Bệnh viện Đại học Lille trong phòng thí nghiệm Khoa học Thần kinh và Nhận thức, đã nghiên cứu vai trò của hệ thần kinh trung ương trong sự phát triển của bệnh tiểu đường. Họ nhận ra rằng một loại hormone (giúp kiểm soát sự thèm ăn) được gọi là leptin có thể trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường type 2.
Chính hormone ức chế sự thèm ăn là trọng tâm của nghiên cứu này - Loại hormone cho phép não bộ nói với cơ thể rằng: Tôi đã ăn đủ rồi, hãy bắt đầu quá trình chuyển hóa đường.
Hormone đó là leptine - nghiên cứu giải thích: Nó "được tiết ra bởi mô mỡ, tương ứng với chất béo dự trữ trong cơ thể, được vận chuyển đến não bởi các tế bào tanycyte, mà nó đi vào bằng cách gắn vào các thụ thể gọi là LepR".
Các nhà nghiên cứu đã xem xét những con chuột trong đó họ đã loại bỏ các thụ thể LepR này (cần thiết để thông báo cho não rằng cơ thể đã ăn đủ) và phát hiện ra rằng trong 3 tháng, những con chuột đã tăng gấp đôi lượng mỡ và mất đi một nửa lượng cơ.
Ở những động vật này, để duy trì lượng đường bình thường trong máu, đầu tiên cơ thể tiết ra rất nhiều insulin trong 4 tuần.
Sau đó, cơ thể sẽ dần cạn kiệt chất này và sau đó không thể phân phối đủ. Kết quả: những con chuột phát triển trạng thái "tiền tiểu đường" – các nhà nghiên cứu trình bày.
Bằng cung cấp leptin cho chuột, lượng đường trong máu trở lại mức bình thường. Khám phá này chỉ ra vai trò của não đối với bệnh tiểu đường mà cho đến nay vẫn chưa được coi là bệnh của hệ thần kinh trung ương.
Nghiên cứu qua đó cũng có thể giúp định hướng các phương pháp điều trị phù hợp trong tương lai.
Xem thêm video được ưa thích:
Vũ điệu 5K.