Hơn 200 hiện vật đang được trưng bày tại Bảo tàng Hà Nội liên quan tới đời sống của người dân Hà Thành đầu thế kỷ 20 như là một món quà quý giá và đầy ý nghĩa dành cho những người yêu Hà Nội xưa - những người muốn một lần được trở về với một Hà Nội hào hoa, thanh tao, lịch lãm...
Không gian phòng khách tiêu biểu của người Hà Nội đầu thế kỷ 20 được tái hiện.
Gian thờ, một trong những không gian trang trọng nhất của ngôi nhà cũng được tái hiện.
Bộ ấm chén để uống trà là thứ không thể thiếu. Bộ khay chén gồm một khay gỗ và 4 chén sứ làm bằng gốm men trắng vẽ lam, trang trí nhân vật, phong cảnh, chữ Hán.
Người Hà Nội khi có khách thường hay pha trà. Pha trà xong thường rót ra một chén to khác, gọi là chén tống, sau đó mới rót ra những chén nhỏ mời khách. Nhà văn Nguyễn Tuân từng viết "trà ngon, nước phải trong xanh, ngửi như có hương cốm non, dư vị đọng mãi trong cổ".
Những chậu cây cảnh nhỏ cũng là thứ không thể thiếu trong không gian sống của người dân Thủ đô từ trước đến nay.
Bề mặt của bàn, ghế,... đều được khảm trai, chạm trổ hoa lá, chim bướm, bầu rượu, túi thơ. Phần chân bàn được uốn cong theo phong cách Louis.
Những hình trạm khắc tinh sảo được ưu chuộng vào những năm đầu thế kỷ 20.
Những chi tiết chỉ nhỏ bằng ngón tay cũng được làm tỉ mỉ vô cùng.
Những chén cơm, chiếc đia bằng sứ.
Người dân Hà Nội những năm đầu thế kỉ 20 thích thú sắm sửa những chiếc bình, lọ cổ, thiết kế đẹp, bắt mắt để trưng bày trong các tủ kính.
Phòng khách của người Hà Thành xưa không thể thiếu các loại nhạc cụ.
Phòng khách của người dân Hà Thành 100 năm trước còn có tranh cành vàng lá ngọc với mặt sau viết chữ Hán dạng chữ triện; tủ chè bằng gỗ làm theo kiểu chồng diềm 2 tầng 8 mái, trang trí nhiều bình sứ, men trắng vẽ nhiều màu...
Không gian phòng thờ. Hiện tại ở Hà Nội, vẫn còn nhiều gia đình giữ được phòng thờ truyền thống.
Theo truyền thống xưa, mỗi gia đình đều dành nơi trang trọng nhất, trung tâm nhất của ngôi nhà để đặt bàn thờ gia tiên.
Thông thường, một chiếc bàn hay tủ thờ được chạm khắc, sơn son, thếp vàng. Ngai, bài vị những người đã khuất được đặt ở giữa, xung quanh bày đồ thờ như bát hương, mâm bồng, lọ hoa, chân nến... Phía trên thường treo bức hoành phi câu đối. Đồ thờ làm bằng đồng, gốm hoặc gỗ sơn son.
Trong đợt trưng bày này, Bảo tàng Hà Nội cũng giới thiệu tới công chúng bộ quần áo của nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ. Bộ quần áo này ông hay mặc trong các buổi biểu diễn nghệ thuật và ngày đón đoàn quân tiếp quản thủ đô 10/10/1954.
Phòng trưng bày hiện vật liên quan tới đời sống của người dân thủ đô đầu thế kỷ 20 thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ và sẽ kéo dài đến hết năm nay.
Xem thêm video được quan tâm:
Hình ảnh thú vị về "ngày hội toàn dân ăn phở" của người Hà Thành.