Khám phá công dụng tuyệt vời của đậu nành

28-06-2022 14:35 | Y học 360
google news

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, đậu nành (đậu tương) có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: hỗ trợ ngăn ngừa loãng xương, thiếu máu, bệnh tim mạch; hỗ trợ tăng đề kháng, giúp hạ đường huyết, đặc biệt giúp hỗ trợ bổ sung nội tiết tố nữ từ bên trong.

Từ xa xưa, đậu nành không chỉ là món ăn quen thuộc của người Việt, mà còn là thực phẩm phổ biến tại các quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.. từ hàng nghìn năm trước.

Tại Việt Nam, đậu nành dùng cho rất nhiều các sản phẩm tiêu dùng phổ biến hàng ngày như: sữa, đậu tương, đậu phụ, giá đỗ, tào phớ, nước đậu, các sản phẩm bảo vệ sức khỏe… Sản lượng đậu tương trong nước chỉ đáp ứng khoảng 7% nhu cầu sản xuất và Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 93% từ nước ngoài tương đương gần 2 triệu tấn với giá trị nhập khẩu hơn 1 tỷ USD.

Mầm đậu nành là hạt đậu nành được ươm cho nảy mầm. Hiện nay, mầm đậu nành có nhiều ứng dụng như: mầm đậu nành tươi (hay còn gọi là giá đậu nành, giá đậu tương, giá đỗ); bột mầm đậu nành và tinh chất mầm đậu nành.

Mầm đậu nành - "thần dược" của phái đẹp

Theo nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới, mầm đậu nành có nhiều công dụng tốt cho phụ nữ:

- Hỗ trợ bổ sung, cân bằng nội tiết tố nữ: hoạt chất Phytoestrogen (estrogen thảo dược) trong mầm đậu nành có công dụng tương tự như nội tiết tố nữ estrogen nội sinh trong cơ thể phụ nữ, có khả năng hỗ trợ bổ sung và hỗ trợ cân bằng nội tiết tố thiếu hụt. Đặc biệt, nó có khả năng tự đào thải khi dư thừa, không có tác dụng phụ, giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố một cách tự nhiên từ bên trong.

Khám phá công dụng tuyệt vời của đậu nành - Ảnh 1.

- Hỗ trợ làm đẹp da, hỗ trợ làm mờ nám sạm: mầm đậu nành hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, hỗ trợ làm giảm triệu chứng do suy giảm nội tiết tố nữ như nám, sạm, tàn nhang, tóc khô xơ, gãy rụng...

- Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ, giảm "khô hạn": mầm đậu nành có tác dụng hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ giảm các triệu chứng mãn kinh, tiền mãn kinh.

Nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định tác dụng của Estrogen thảo dược với nữ giới :

Một nghiên cứu đăng tải trên trang liebertpub về ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng giàu đậu nành tới các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh cho thấy: nhóm đối tượng thực hiện chế độ ăn với hạt đậu nành giảm 45% số cơn bốc hỏa đối với phụ nữ có trên 4,5 cơn/ngày và giảm 41% số cơn bốc hỏa với những phụ nữ dưới 4,5 cơn/ngày. Đặc biệt, những người ăn đậu nành 3 - 4 lần/ngày giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mãn kinh.

Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí của Hiệp hội mãn kinh Bắc Mỹ cho thấy tác dụng tích cực của Isoflavone trong việc hỗ trợ giảm triệu chứng mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh. Hiệu quả giấc ngủ của nhóm đối tượng sử dụng Isoflavone gia tăng đáng kể (từ 77,6% lên 81,2%); số lượng đối tượng mất ngủ cũng giảm đáng kể (từ 89,5% xuống 36,9%).

Nghiên cứu Ảnh hưởng của Isoflavones lên khối lượng xương và các dấu hiệu tái tạo xương ở phụ nữ sau mãn kinh cho thấy: Sau 6 tháng sử dụng Isoflavones, mật độ xương của đối tượng đã tăng đáng kể, thể hiện qua T - score cột sống thắt lưng L2-L4 tăng 19%, T- Score tam giác mấu chuyển tăng 20% và T- Score cổ xương đùi tăng 4%.

Phụ nữ bị u xơ, u nang có dùng được phytoestrogen từ mầm đậu nành?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, phytoestrogen không chỉ có tác dụng hỗ trợ cân bằng estrogen tự nhiên trong cơ thể mà còn có khả năng hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của khối u.

Khám phá công dụng tuyệt vời của đậu nành - Ảnh 2.

Bổ sung nội tiết tố từ mầm đậu nành an toàn, hiệu quả

Nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, việc tiêu thụ nhiều thực phẩm có chứa isoflavone (phytoestrogen) hơn có liên quan đến việc hỗ trợ giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung ở nhóm phụ nữ mãn kinh không mổ tử cung.

Tại Mỹ, năm 2010, công trình nghiên cứu với đề tài "An toàn và tính hiệu quả của Isoflavones trong đậu nành ở phụ nữ mãn kinh" của tác giả Laura Renee Rejent, Đại học Toledo cho biết, Isoflavone có trong đậu nành có đặc tính hỗ trợ ức chế sự hình thành mạch và di căn tế bào ung thư.

Nghiên cứu trên 265.000 người Nhật trong vòng 12 năm cho thấy những người ăn miso (một loại đậu khuôn) hàng ngày có tỉ lệ bị ung thư dạ dày thấp hơn những người không dùng đậu nành.

Liệu pháp bổ sung nội tiết tố nữ từ estrogen thảo dược có trong mầm đậu nành rất an toàn, có thể tự đào thải khi dư thừa và hầu như không có tác dụng phụ. Theo TTND.GS.TS Nguyễn Đức Vy, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung Ương khẳng định:"Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phytoestrogen có ái lực thấp hơn 500-1.000 lần so với estrogen. Nếu như estrogen có tác động kích thích mô vú mà nội mạc tử cung thì phytoestrogen lại tác dụng kém trên nội mạc tử cung và mô vú. Do đó, phytoestrogen không gây quá sản nội mạc tử cung hay ung thư nội tử cung, ung thư vú, không làm tăng kích thước khối u. Hơn thế, phytoestrogen có cơ chế tự đào thải khi dư thừa. Vì vậy, các chế phẩm từ đậu nành hoàn toàn không chống chỉ định với phụ nữ có u nang, u xơ, ung bướu… (Tạp chí Y học sinh sản của Hội Nội tiết Sinh sản và Vô sinh TPHCM, tháng 11/2015)

Cũng theo các chuyên gia, chị em nên lựa chọn dạng tinh chất mầm đậu nành để có hàm lượng phytoestrogen cao , giúp bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ an toàn, hiệu quả lâu dài.



Minh Phương
Ý kiến của bạn