Làm cha mẹ ai cũng mong muốn con mình lớn lên có một chiều cao tốt và lý tưởng. Quan trọng hơn chiều cao là biểu hiện của một cơ thể khỏe mạnh. Ngày nay, khi điều kiện kinh tế, khoa học phát triển cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao của trẻ không chỉ do di truyền mà phần rất quan trọng còn do dinh dưỡng và rèn luyện mà có được. Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
- Giai đoạn bào thai nếu mẹ ăn uống đầy đủ bé dài khoảng 50cm.
- Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: năm đầu tiên bé tăng 25cm, 2 năm sau có thể tăng 10cm mỗi năm.
- Từ 3 - 10 tuổi, dù mỗi năm trẻ không tăng chiều cao nhiều như trước, chỉ khoảng 5 - 6cm, tuy nhiên nó chiếm đến 60% tiềm năng chiều cao, như chiếc cầu nối, sự chuẩn bị nguyên liệu cần thiết, tạo đà để trẻ phát triển chiều cao tăng vọt ở lứa tuổi dậy thì. Nếu không chú ý giai đoạn này, trẻ sẽ không thể có tầm vóc tốt khi trưởng thành.
Cấu tạo xương.
- Lứa tuổi tiền dậy thì, tùy mỗi trẻ, thường bé trai ở độ tuổi 12 - 18 tuổi, bé gái 10 - 16 tuổi, chiều cao tăng vọt trong đó có 1 năm trẻ tăng 8 - 12cm nếu được chăm sóc hợp lý. Đến khi trẻ đã dậy thì (bé gái hành kinh, bé trai xuất tinh lần đầu) và sau dậy thì vài năm, chiều cao tăng không đáng kể, thậm chí không còn tăng.