Hai giáo sư Sir Shankar Balasubramanian và Steve Jackson ở Đại học Cambridge (Anh) mới tìm thấy cấu trúc ADN bốn sợi bất thường có trên bộ gen con người. Cấu trúc ADN bốn sợi này được gọi là G-quadruplexes, đóng một vai trò trong một số loại ung thư vú. Phát hiện trên sẽ được sử dụng để phát triển các phương pháp điều trị ung thư mới theo cá thể hay điều trị cá nhân hóa trong tương lai.
Các nhà khoa phát hiện thấy G-quadruplexes có mặt trong các tế bào ung thư phân chia nhanh. Lần đầu tiên, các nhà khoa học phát hiện ra nơi nó hình thành trong các mô khối u từ sinh thiết 22 khối u mô ung thư vú của các bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Addenbrooke và sau đó được cấy vào chuột để cho chúng phát triển.
Phát hiện ADN bốn sợi hỗ trợ điều trị ung thư.
Kết quả, nhóm nghiên cứu phát hiện thấy G-quadruplexes có trong quang sai số sao chép (CNA), cụ thể hơn là ở các vùng có hoạt động vai trò trong phiên mã thúc đẩy tăng trưởng khối u. CNA được tạo ra khi gen trong quá trình phân chia tế bào của các tế bào ung thư bị sao chép nhầm nhiều lần.
“Đây là lần đầu tiên cấu trúc ADN bốn sợi được tìm thấy trong các tế bào ung thư vú. Sự hiện diện này giúp các nhà khoa học tìm ra manh mối về sinh học ung thư. Nhưng quan trọng nhất, nó làm nổi bật một điểm yếu tiềm năng khác mà các bác sĩ có thể sử dụng để chống lại các khối u vú, phát triển các phương pháp điều trị ung thư vú, căn bệnh hiện có tới 11 biến thể khác nhau”, giáo sư Balasubramanian nhấn mạnh.