Khám đau họng và nuốt vướng phát hiện ung thư máu

28-12-2022 08:05 | Ung thư

SKĐS - Một bệnh nhân đến khám chuyên khoa Tai Mũi Họng lo lắng với lý do đau họng kéo dài và khó nuốt. Sau khi khám thật bất ngờ, với kết quả soi chụp, xét nghiệm cho thấy người bệnh mắc bệnh ung thư máu (bạch cầu cấp tính).

PGS.TS Phạm Thị Bích Đào – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết bệnh nhân nam, 24 tuổi, đến khám chuyên khoa Tai Mũi Họng vì biểu hiện đau rát họng kéo dài, rất khó nuốt thức ăn, đã dùng thuốc kháng sinh và kháng viêm liên tục mà không đỡ.

Người bệnh cặp nhiệt độ thường xuyên là 37,5 - 38 độ C. Sau khi bác sĩ thăm khám lâm sàng cho thấy người bệnh có niêm mạc họng sưng nề, nhưng không đỏ. Vùng họng mũi, khẩu cái mềm và lưỡi gà có những đám tụ máu. Thanh quản nề mọng, amiđan không đỏ, không quá phát, không có giả mạc bám. Xét nghiệm máu thấy số lượng giảm.

"Ban đầu, chúng tôi nghĩ đến bệnh nhân bị dị ứng đồ uống gây phù Quink vùng hạ họng nên cho chỉ định sử dụng chống dị ứng và corticoid. Trong 3 ngày đầu, các biểu hiện đau họng và nuốt vướng của người bệnh giảm, tuy nhiên đến ngày thứ 4 các biểu hiện đau họng và vướng họng lại tăng" BS PGS.TS Phạm Thị Bích Đào chia sẻ.

Khám đau họng và nuốt vướng phát hiện ung thư máu - Ảnh 1.

Khi có biểu hiện biểu hiện đau họng và vướng họng cần tới cơ sở y tế để được thăm khám.

Sau khi đánh giá lại toàn trạng thấy da bệnh nhân lạnh và trắng, người mệt mỏi, gầy sút nên chúng tôi chỉ định toàn diện bằng các xét nghiệm phát hiện có hiện tượng đông máu nội mạch lan tỏa (DIC) đã gây ra các vùng phù nề một bên là do nhiễm vi khuẩn cơ hội liên quan đến giảm số lượng bạch cầu. Bệnh nhân được xét nghiệm chuyên sâu và chẩn đoán là mắc bệnh ung thư máu- BS Đào cho biết thêm.

Ung thư bạch cầu cấp tính cảnh giác triệu chứng ở miệng-họng

Theo các chuyên gia, bạch cầu cấp là một bệnh lý ung thư máu, do các tế bào máu bị ung thư hóa trong quá trình tạo ra tế bào. Những tế bào ung thư này nhân lên rất nhanh và nếu không được điều trị sẽ ứ đọng trong tủy xương và cản trở quá trình tạo ra các tế bào máu bình thường tiếp theo, liên quan đến suy tủy xương tiến triển.

Nhiều bệnh nhân ung thư bạch cầu cấp tính thường gặp các triệu chứng ở miệng-họng. Theo ghi nhận, một số lưu ý ở bệnh nhân ung thư máu có biểu hiện tại họng: Bệnh nhân dễ bị viêm họng và đáp ứng kém với kháng sinh do chức năng của bạch cầu là bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài ví dụ tác nhân vi khuẩn, vì lượng bạch cầu bị giảm sút dẫn đến không đủ khả năng chống đỡ.

Bạch cầu có chức năng chống nhiễm trùng quan trọng trong hệ thống miễn dịch, thường xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh chóng và cần phải được điều trị khẩn cấp. 

Khi mắc phải bệnh bạch cầu cấp tính, cơ thể đã sản xuất một số lượng lớn các tế bào máu trắng chưa trưởng thành làm tắc nghẽn tủy xương và ngăn chặn tủy xương sản xuất các tế bào máu khác cần thiết để xây dựng nên hệ thống miễn dịch cân bằng và dòng máu khỏe mạnh.

Được biết, ung thư máu hay còn gọi là ung thư bạch cầu là một bệnh ung thư ác tính, xuất hiện khi cơ thể bắt đầu có hiện tượng bạch cầu gia tăng đột biến. 

Bạch cầu vốn đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên khi tăng số lượng một cách đột biến như vậy, nó sẽ bị thiếu thức ăn cũng như nguồn cấp dinh dưỡng, vì thế bạch cầu sau đó thường ăn chính hồng cầu – thành phần quan trọng của máu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì thế người bệnh khi mắc bệnh sẽ bị thiếu máu đến tử vong.

Ung thư máu tuy khó phát hiện sớm nhưng cũng có một số biểu hiện cảnh báo mà người bệnh có thể nhận thấy được. 

Ngoài các biểu hiện miệng-họng người bệnh còn có thể có biểu hiện nhức đầu dữ dội, đau xương, da sung nổi các hạch bạch huyết nhưng không gây đau. 

Người bệnh mệt mỏi và xanh xao, thường xuyên bị sốt cao, liên tục chảy máu cam... Bởi vậy, khi thấy có các biểu hiện nghi ngờ người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Mời độc giả xem thêm video:

Atisô - Vị thuốc bổ mát, giải độc gan nhưng dùng thế nào cho đúng?


K.M
Ý kiến của bạn