Xu thế tất yếu của thời đại
Bộ Y tế đang xây dựng Đề án Y tế thông minh giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến năm 2030 với các mục tiêu ứng dụng và phát triển y tế thông minh. Theo đó, các cơ sở y tế trên toàn quốc sẽ được hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện (HIS), đồng thời triển khai hệ thống quản lý xét nghiệm (LIS); hệ thống quản lý, lưu trữ và chia sẻ hình ảnh (PACS), hệ thống quản lý thông tin chẩn đoán hình ảnh (RIS); hồ sơ bệnh án điện tử (EMR) cũng như ứng dụng, tiếp nhận chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất dược phẩm, trang thiết bị y tế và vắc xin, sinh phẩm y tế.
Đơn vị đào tạo PAC và siêu âm kỳ vọng đào tạo hơn 200 sinh viên mỗi năm
Việc ứng dụng thành tựu kỹ thuật số vào ngành y tế sẽ giúp các cơ sở y tế theo dõi tình trạng bệnh của bệnh nhân tốt hơn, hồ sơ thăm khám được chia sẻ dễ dàng hơn giúp cung cấp một cái nhìn tổng thể, ngoài ra, những khó khăn trong việc thu thập thông tin cũng được giảm đáng kể.
Từ góc nhìn của người bệnh, lợi íchnày lại càng rõ ràng hơn bao giờ hết, từ việc nhỏ đến việc lớn hơn. Thay vì phải xếp hàng chờ đợi, người bệnh được hướng dẫn lấy số thứ tự bằng máy tự động tại khu vực chờ khám bệnh, tại quầy thu viện phí hay mua thuốc; người bệnh được tiếp nhận bằng mã vạch, hiển thị tên, số tiền trên màn hình… Khiđượckhám bệnh, hồ sơ của người bệnh cũngsẽđược lưu lạitừ chẩn đoán đến điều trị, những điểm cần lưu ý… Những điều này sẽ mang đến hiệu quả điều trị, đồng thời tiết kiệm thời gian cho cả người bệnh và nhân viên y tế.
Tất cả vì bệnh nhân
“Làm việc trong ngành y, chúng tôi hiểu rằng mỗi giây phút của người bệnh đều vô cùng quý giá, vì vậy, chúng tôi đặt trọng tâm vào công tác tối ưu hóa quy trình vận hành, thủ tục khám chữa bệnh, sao cho mọi khâu bắt đầu từ chẩn đoán hình ảnh đều được diễn ra nhanh chóng, chính xác nhất, đem lại sự thuận tiện và thoải mái nhất cho người bệnh. Để làm được điều này, chúng tôi không chỉ cần ứng dụng các thành tựu kỹ thuật số vào hệ thông bệnh viện và còn cần nguồn nhân lực đủ khả năng vận hành hệ thống này, đó là động lực thúc đẩy Đại học Y dược TP. HCM triển khai chương trình đào tạo bao gồm toàn bộ quy trình thăm khám tại bệnh viện, từ thời điểm người bệnh đến khoa Chẩn đoán hình ảnh cho đến khi hoàn tất trả kết quả”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng Đại học Y dược TP. HCM chia sẻ.
Với tầm nhìn này, Đại học Y Dược TP. HCM vừa khai trương trung tâm đào tạo dành cho sinh viên y khoa và các học viên sau đại học thuộc chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh,Đại học Y Dược TP. HCM. Trong khuôn khổ chương trình đào tạo, các học viên sẽ có cơ hội được đào tạo kỹ thuật và thực hành chuyên môn với những giải pháp Enterprise Imaging của GE như phần mềm quản lý hình ảnh CentricityTM Universal Viewer và Advanced Visualization.
Các sinh viên sẽ có cơ hội thực hành trên trang thiết bị hiện đại từ GE
Các công cụ quản lý công nghệ cao này hỗ trợ truy cập hình ảnh từ nhiều lĩnh vực y khoa khác nhau trên cùng một giao diện và thiết bị duy nhất sẽ giúp tăng hiệu quả cũng như tăng hợp tác chia sẻ thông tin lâm sàng trong khám chữa bệnh, điển hình như giảm thiểu đến 32% những xét nghiệm trùng lặp, tiết kiệm đến 19% thời gian chẩn đoán và tăng tới10% tính chính xác của kết quả chẩn đoán. Đây được coi là một giải pháp y tế mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho người bệnh mà còn cho quản lý xã hội, quản lý bệnh viện: tiết kiệm hơn, bảo vệ môi trường, giảm thiểu thời gian, giảm chi phí, giảm không gian lưu trữ của một bệnh viện điện tử không giấy, không phim.
Với việc áp dụng giải pháp của GE Healthcare, các bác sĩ phẫu thuật có thể xem lại hình ảnh và kế hoạch phẫu thuật, sau đó, tham khảo hình ảnh trong quá trình phẫu thuật để xác định vị trí giải phẫu. Bác sĩ tim mạch, bác sĩ nhi khoa, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình và các chuyên ngànhnói chung giờ đây có thể đưa hình ảnh lên thiết bị di động và thảo luận với người bệnh và người thân ngay tại giường bệnh của họ. Trong khi đó, các bác sĩ tư vấn có thể sử dụng phần mềm này giải thích về quy trình phẫu thuật và chia sẻ kiến thức với các người bệnh để họ yên tâm hơn.
Đặt lợi ích của người bệnh lên trên hết, Đại học Y dược TP. HCM khẳng định mục tiêu đưa các giải pháp quản lý hình ảnh số hóa vào chương trình giáo dục, tạo dựng nền tảng cho các hoạt động đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu trong Chẩn đoán hình ảnh, không chỉ đối với sinh viên của trường mà còn cho tất cả các y bác sĩ đang làm việc trên cả nước.