Hà Nội

Khám bệnh ở trong nước hay ra nước ngoài?

BS. Nguyễn Văn Thanh

BS. Nguyễn Văn Thanh

14-08-2023 16:00 | Blog thầy thuốc

SKĐS - Mới đây, báo chí đưa tin một bệnh nhân bị ung thư lưỡi nếu điều trị ở nước ngoài chi phí lên tới hàng trăm nghìn USD, tuy nhiên vẫn với kỹ thuật đấy điều trị trong nước chưa đến 20 triệu đồng mà vẫn rất hiệu quả.

Câu chuyện trên cho thấy việc khám chữa bệnh kỹ thuật cao trong nước ở một số lĩnh vực của y tế nước nhà không thua kém so với nước ngoài. Thông tin mới nhất của Bộ Y tế cho biết, thời gian qua ngành y tế đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu về chăm sóc sức khoẻ, trong đó có tỷ lệ bác sĩ trên vạn dân vượt chỉ tiêu được giao; tỷ lệ sự hài lòng của người bệnh ước đạt 90%, vượt chỉ tiêu đề ra...Đây là những thành quả đáng mừng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân.

Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của BS. Nguyễn Văn Thanh, BV Bạch Mai về những lợi ích rất thiết thực khi thực hiện khám chữa bệnh trong nước.

Thứ nhất, khám bệnh ở trong nước thì người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế các cấp tương đối dễ dàng, gần nhất là các trạm Y tế, và các phòng khám y tế tư nhân, sau đó đến các hệ thống y tế từ huyện đến tỉnh, trung ương, bệnh viện hạng đặc biệt...

Người dân tiếp cận với nhân viên y tế trong đó có các bác sĩ cũng dễ: Họ có thể vào đến tận phòng khám (chủ yếu ở các bệnh viện công lập) gặp bác sĩ mà không cần thông qua ai hay không cần đăng ký trước, rồi hỏi chuyện mà bác sĩ khó có thể không trả lời họ. Nhiều khi bác sĩ đang khám bệnh thì tự nhiên có người bệnh chen vào hỏi vì lúc tư vấn nghe không rõ hoặc chưa hiểu: 'Bác ơi cho tôi hỏi cái này tí. Khi bác sĩ hỏi, thế bác đã đăng ký khám bệnh chưa? Bệnh nhân nói: Em chưa, nhưng em vẫn muốn hỏi một chút!

Dễ dàng xin số điện thoại của bác sĩ: Bệnh nhân khám, chữa bệnh xong kiểu gì cũng có câu: Bác cho em xin số điện thoại vào đây về nhà có gì em hỏi. Tất nhiên cho hay không là quyền của bác sĩ, tuy nhiên thường thì các bác sĩ cũng ít khi từ chối nếu bệnh nhân đã hỏi, thậm chí nhiều bác sĩ còn chủ động cung cấp số điện thoại cho người bệnh.

Dễ dàng liên hệ với bác sĩ qua nhiều kênh (điện thoại, zalo, viber, facebook, ...) bất kể lúc nào: Người bệnh thích thì có thể gọi điện cho các bác sĩ, kể cả ngày nghỉ, giờ nghỉ mà không cần quan tâm các bác sĩ có đang nghỉ ngơi hay không. Có khi 2h sáng người bệnh gọi điện để xin ý kiến giờ phải làm sao khi em đang khó thở, …

Người bệnh đi khám được trả kết quả khám chữa bệnh nhanh chóng: Khi đi khám bệnh vào buổi sáng, hoặc giữa buổi hoặc trưa là có thể mang đơn về nhà, hoặc cuối ngày, tùy theo mức độ phức tạp của bệnh và các chỉ định cận lâm sàng. Số ít người bệnh phải chờ đến những ngày sau, chủ yếu do phải chờ các chiếu chụp, thăm dò chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao.

Nhìn chung các dịch vụ y tế công chi phí thấp (ít nhất là so với khối y tế tư nhân và khám dịch vụ cũng như khám chữa bệnh ở nước ngoài.

Tôi có điều kiện tiếp xúc với nhiều Việt Kiều ở các nước về Việt Nam khám chữa bệnh họ cũng thừa nhận như vậy. Nếu ở nước ngoài việc tiếp cận bác sĩ và y tế tương đối khó khăn nhất là không phải dân bản địa. Đa số phải theo đúng trình tự, ví dụ phải khám bác sĩ Gia đình trước, nếu phức tạp mới đi các chuyên khoa sâu chứ không phải thích khám ở đâu thì khám như ở ta, không thích tuyến dưới thì sẵn sàng vượt thẳng lên tuyến cao nhất. Ở nước ngoài phải hẹn được bác sĩ rồi chờ có kết quả xét nghiệm và được kết luận bệnh đến hàng tuần là chuyện bình thường. Thế rồi nhiều người nói khám xong cũng không rõ chẩn đoán là gì hay các bác sĩ bảo bị làm sao?

Có thể nói ngành y và các cơ sở y tế đã có rất nhiều cố gắng để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Nhiều kỹ thuật điều trị của Việt Nam cũng không thua kém các bệnh viện trong khu vực và trên thế giới.

Hy vọng trong tương lai sẽ tiếp tục có những thay đổi tích cực hơn nữa của hệ thống y tế, để người dân được hưởng lợi nhiều hơn từ những sự thay đổi đó.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.

Bộ Y tế cho biết trong 6 tháng đầu năm 2023 sơ bộ tỷ lệ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế trong năm nay là 90%, ước đạt trong năm nay cũng là 90%, trong khi chỉ tiêu đề ra là trên 80%. Số liệu phần mềm trực tuyến của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, trong năm đã có hơn 1 triệu phiếu khảo sát được cập nhật lên. 3 địa phương có số phiếu khảo sát nhập lên nhiều nhất là TPHCM, Hà Nội, Đắk Lắk…
Căn bệnh ung thư ở Singapore chữa hết 100.000 USD bác sĩ Việt Nam làm 18 triệu đồng vẫn hiệu quảCăn bệnh ung thư ở Singapore chữa hết 100.000 USD bác sĩ Việt Nam làm 18 triệu đồng vẫn hiệu quả

SKĐS - Chi phí thực hiện phẫu thuật này ở Singapore khoảng 100.000 USD nên rất ít bệnh nhân tiếp cận được, còn ở Bệnh viện Ung bướu TPHCM chi phí chỉ là 18 triệu đồng, ngoài ra còn được BHYT hỗ trợ nên bệnh nhân đỡ vất vả hơn nhiều.

BS. Nguyễn Văn Thanh
Ý kiến của bạn