Người trẻ cứ nhớ nhớ quên quên, tại sao?
Nhiều người cho rằng suy giảm trí nhớ là căn bệnh chỉ xảy ra ở người già. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các tế bào thần kinh đã bắt đầu bị thoái hóa từ độ tuổi đôi mươi. Những biểu hiện như học đâu quên đó, đi làm quên khóa cửa, gửi email không đính kèm file… là những triệu chứng thường gặp của suy giảm trí nhớ.
Càng ngày càng có nhiều người bị lão hóa sớm về mặt trí nhớ
Theo báo cáo mới đây của Trường ĐH Y Dược TP.HCM, hiện nay tại Việt Nam có khoảng 20-30% người trẻ ở độ tuổi 16-35 đang gặp vấn đề về trí nhớ. Hầu hết là đối tượng học sinh sinh viên và nhân viên văn phòng. Điểm chung ở những đối tượng này là thường xuyên gặp căng thẳng, áp lực từ học hành, công việc, lối sống sinh hoạt không khoa học (lười vận động, thức khuya, thích uống rượu bia, nước ngọt…)
Các chuyên gia thần kinh học giải thích: chính các yếu tố stress, lối sống không khoa học, môi trường ô nhiễm… là nguyên nhân khiến cơ thể sản sinh ra nhiều gốc tự do. Đây là những nguyên tử hay phân tử kém ổn định vì bị mất một điện tử ở quỹ đạo ngoài cùng nên rất thích “chọc phá” các mô chứa nhiều lipid, đặc biệt là não – cơ quan chỉ chiếm 2% trọng lượng nhưng lại chứa tới 60% lipid của cơ thể. Do đó, người nào càng bị gốc tự do tấn công nhiều, người đó càng dễ bị tổn thương tế bào thần kinh và suy giảm trí nhớ.
Ngoài những tác động xấu đến sức khỏe và công việc hiện tại như mất tập trung, giảm khả năng tư duy, giảm khả năng xử lý căng thẳng, thay đổi tính tình… những người bị suy giảm trí nhớ khi còn trẻ còn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý sa sút trí tuệ như Alzheimer, Parkinson khi về già. Vì vậy, người trẻ cần phải có biện pháp chăm sóc não bộ ngay từ sớm.
Giải pháp hữu hiệu để người trẻ tăng cường trí nhớ
Để phòng ngừa và điều trị hiệu quả tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ, cần quan tâm ở nhiều khía cạnh như: thay đổi lối sống, tăng cường rèn luyện và tư duy, bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
Theo đó, mỗi người khi còn trẻ cần có kế hoạch sắp xếp công việc, học tập rõ ràng, loại bỏ bớt các áp lực không cần thiết. Hạn chế sử dụng các chất kích thích (thuốc lá, rượu bia…) và dành thời gian nghỉ ngơi để não bộ được thư giãn.
Các hoạt động ghi nhớ, tư duy cực kì hữu ích cho não bộ và có thể giảm nguy cơ mắc Alzheimer đáng kể. Một số trò chơi như giải ô chữ, sudoku, cờ vua, cờ tướng hay thói quen đọc sách, tính nhẩm… giúp tăng cường sự bền bỉ cho các tế bào thần kinh.
Đặc biệt, để ngăn chặn suy giảm trí nhớ ngay từ gốc, cần giúp não bộ tăng khả năng chống chọi trước sự tấn công của gốc tự do. Các tinh chất từ thiên nhiên có khả năng chống gốc tự do sẽ là trợ thủ đắc lực.
Các nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ cho thấy, tinh chất Blueberry với 2 hoạt chất Anthocyanin, Pterostilbene… có khả năng vượt qua hàng rào máu não để chống gốc tự do, bảo vệ và tăng cường hoạt động não hiệu quả. Blueberry cũng được mệnh danh là “brainberry” vì có khả năng chống gốc tự do cao nhất trong số các loại trái cây, củ quả đã được nghiên cứu.
Nguyễn Hiền