Khắc phục nói lắp

02-03-2012 13:14 | Tin nóng y tế
google news

Con tôi năm nay 11 tuổi, cháu mắc tật nói lắp bắp hoặc không nói ra được những ý nghĩ trong đầu. Thế nhưng có lúc cháu lại đọc được một bài văn dài mà không vấp váp. Điều này khiến cháu bị hiểu lầm là dốt nát, khinh người… ảnh hưởng rất nhiều đến học tập và sinh hoạt của cháu. Rất mong bác sĩ tư vấn giúp tôi cách điều trị căn bệnh này.

Con tôi năm nay 11 tuổi, cháu mắc tật nói lắp bắp hoặc không nói ra được những ý nghĩ trong đầu. Thế nhưng có lúc cháu lại đọc được một bài văn dài mà không vấp váp. Điều này khiến cháu bị hiểu lầm là dốt nát, khinh người… ảnh hưởng rất nhiều đến học tập và sinh hoạt của cháu. Rất mong bác sĩ tư vấn giúp tôi cách điều trị căn bệnh này.   

Hoàng Thị Thúy  (Nghệ An)

 Qua thư bạn mô tả thì rất có thể cháu mắc tật nói lắp, một chứng rối loạn trong diễn đạt lời nói. Đây là một tật khá phổ biến, thường gặp ở trẻ em. Những nguyên nhân gây ra tật nói lắp như: chấn thương khi còn sơ sinh (sinh khó, ngã… ảnh hưởng đến vùng Broca); người mẹ  khi mang thai mắc bệnh hoặc trẻ bị bệnh ở não sau khi điều trị khỏi đã để lại tì vết nào đó ở trung tâm ngôn ngữ; một cú sốc thời thơ ấu khiến trẻ mắc tật; trên vỏ não có những đoạn tách rời ngăn những tín hiệu lưu thông bình thường giữa các khu vực trong vùng kiểm soát ngôn ngữ. Tật nói lắp thường có tính di truyền, người ta nhận thấy trong gia đình có nhiều người nói lắp thì khả năng nói lắp của con cháu họ rất cao.

Việc điều trị nói lắp không khó, nhưng bệnh nhân cần kiên trì và có sự cảm thông, giúp đỡ của những người xung quanh. Cháu nên tăng cường rèn luyện kỹ năng nói, kiên nhẫn làm thường xuyên, lâu dài. Mỗi ngày dành từ 50 - 60 phút để tập đọc và tập nói. Cần đọc thong thả, rõ từng chữ và lưu loát. Ban đầu tập một mình, sau đó có thêm người thân để bớt cảm giác xấu hổ, lo sợ khi nói trước mặt người khác. Bạn nên nhờ các bạn cùng lớp cháu giúp đỡ để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Ngoài ra cũng  cần phải tập cho con tính tự tin trước đám đông, không nên tự ti, mặc cảm, tập kiềm chế cảm xúc.

BS. Nguyên Diễn


Ý kiến của bạn