Bệnh viện (BV) Bạch Mai và Hội Hồi sức cấp cứu - Chống độc Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Cấp cứu Thế giới IFEM và Hội Cấp cứu Mỹ ACEP vừa tổ chức “Hội thảo Quốc tế và đào tạo cấp cứu chấn thương”.
Bệnh viện (BV) Bạch Mai và Hội Hồi sức cấp cứu - Chống độc Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Cấp cứu Thế giới IFEM và Hội Cấp cứu Mỹ ACEP vừa tổ chức “Hội thảo Quốc tế và đào tạo cấp cứu chấn thương”. Theo GS. Vũ Văn Đính - nguyên Chủ tịch Hội Hồi sức cấp cứu và Chống độc Việt Nam cho biết, cấp cứu trước viện là khâu quan trọng nhất nhưng lại là khâu yếu nhất hiện nay. Theo thống kê, tất cả các cấp cứu nội và ngoại khoa tại nhà và đường phố chỉ có tối đa 20% các ca cấp cứu được thực hiện bởi hệ thống cấp cứu 115; số còn lại (80%) là do người dân tự vận chuyển, nhiều trường hợp tử vong trên đường đến BV. Để khắc phục tình trạng này, Hội Hồi sức cấp cứu – Chống độc đã kiến nghị Bộ Y tế và các bộ liên quan sớm thành lập các trường đào tạo kỹ thuật viên cấp cứu – bước đầu lấy từ điều dưỡng, sau đó lấy từ học sinh tốt nghiệp THPT,đồng thời xây dựng mới, hoàn thiện, hiện đại hóa các trung tâm cấp cứu trước viện (115) có kỹ thuật viên cấp cứu. Đội cấp cứu lưu động (EMT và paramedics) là nòng cốt. Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết, trong đề án trình Chính phủ về cấp cứu tai nạn giao thông, Bộ Y tế có đề xuất: đào tạo tập huấn cho cán bộ y tế (chủ yếu là kỹ thuật viên cấp cứu, đào tạo cho lái xe). Các trường đào tạo lái xe sẽ có chương trình riêng từ 3-5 buổi về kiến thức cơ bản cấp cứu trước viện; đối với những người đã có bằng lái xe, sẽ đào tạo bổ sung khi cấp đổi bằng...