Tình trạng này cho thấy sự hiện diện của viêm hoặc rối loạn chức năng ruột, có thể dẫn đến các tác động nghiêm trọng hơn, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Tiêu chảy cấp thường khởi phát đột ngột bởi nhiễm trùng do vi khuẩn, virut hoặc ký sinh trùng. Tiêu chảy mạn tính được xác định khi có hơn 3 lần đi tiêu mỗi ngày kéo dài trong hơn 1 tháng.
Ảnh hưởng của tiêu chảy
Mất nước: Ảnh hưởng này của tiêu chảy xảy ra khi lượng chất lỏng trong cơ thể đang bị thải ra ngoài hoặc bài tiết nhiều hơn bình thường. Mất nước liên quan đến việc mất quá nhiều khoáng chất và chất lỏng trong cơ thể. Sự bài tiết quá mức của chất lỏng cơ thể và chất điện giải có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của cơ thể và các hệ thống của nó. Một số dấu hiệu cơ thể mất nước bao gồm khát nước, khô miệng, đi tiểu ít, mệt mỏi và khô da. Mất nước do tiêu chảy có thể dẫn đến hạ huyết áp tư thế đứng. Điều này xảy ra khi thể tích máu trong cơ thể giảm, gây giảm huyết áp. Ngất xỉu khi đứng có thể được trải nghiệm do khối lượng máu giảm mạnh.
Tiêu chảy tác động nặng nề nhất đến trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Mất cân bằng điện giải: Cơ thể cần các chất điện giải cân bằng để duy trì hoạt động đúng của các cơ quan. Một số chất điện giải chính cần thiết cho cơ thể bao gồm canxi, cacbonat, clorua, magiê, kali và natri. Tiêu chảy kéo dài có thể dẫn đến mất nước và chất điện giải trong cơ thể. Những thiếu hụt khoáng chất này có thể gây ra các biến chứng và bệnh có thể đe dọa tính mạng. Ví dụ, nồng độ kali thấp có thể dẫn đến lú lẫn, yếu cơ, mệt mỏi và thậm chí có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu trong cơ thể. Thiếu natri trong cơ thể cũng có thể dẫn đến suy nhược, buồn ngủ, lú lẫn và co giật.
Ảnh hưởng đến chức năng não bộ: Đối tượng bị tác động tiêu cực này nhiều nhất là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Vì thế, có lời khuyên phụ nữ mang thai nên chăm sóc và luôn duy trì sức khỏe đường ruột mọi lúc. Bởi tiêu chảy cấp và mạn tính có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi trong bụng mẹ.
Suy dinh dưỡng: Suy dinh dưỡng là một ảnh hưởng phổ biến của tiêu chảy. Tình trạng tiêu chảy gây ức chế ruột non cản trở việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nó cũng làm tăng sự nhạy cảm của cơ thể đối với một số bệnh nhiễm trùng và các bệnh này lại làm tăng nặng hoặc có thể dẫn đến tiêu chảy. Các triệu chứng của suy dinh dưỡng bao gồm yếu, mệt mỏi, chóng mặt, sâu răng, khô da, đầu óc lú lẫn, khó tiếp thu...
Suy yếu các cơ quan nội tạng khác: Các trường hợp tiêu chảy nặng có thể dẫn đến các tình trạng ảnh hưởng lớn đến các cơ quan và hoạt động của cơ thể. Nó có thể dẫn đến suy thận, từ đó làm giảm lượng nước tiểu trong cơ thể. Tiêu chảy cũng có thể gây sốc và nồng độ axit cao trong máu. Những tình trạng này có thể dẫn đến hôn mê nếu không được chú ý và điều trị đúng cách.
Tác dụng tiêu cực khác của tiêu chảy: Khi tiêu chảy nghiêm trọng và kéo dài, cơ thể có thể gặp các triệu chứng sau: đau bụng (vừa đến nặng); bị chuột rút; đau dạ dày; đau và kích thích hậu môn; cảm giác yếu đuối, mệt mỏi và thiếu năng lượng; nôn và buồn nôn; mức độ bất thường của bicarbonate và clorua; sốt...
Khi nào cần đến bác sĩ?
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy sẽ chỉ mang lại sự bất tiện, khó chịu nhiều hơn. Tuy nhiên, có những trường hợp tiêu chảy có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn. Có thể có một dấu hiệu cảnh báo về các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác như nhiễm trùng, viêm tụy, bệnh viêm ruột hoặc thậm chí là ung thư ruột kết. Hãy đến bác sĩ nếu có các triệu chứng sau đây: Đau dữ dội ở bụng và trực tràng; Có dấu hiệu máu trong phân; Phân đen như hắc ín; Sốt cao; Dấu hiệu mất nước; Tiêu chảy trong hơn 24 giờ ở trẻ em và hơn 3 ngày ở người lớn.
Làm thế nào để đối phó với tiêu chảy?
Các trường hợp tiêu chảy cấp tính có thể được giải quyết ngay cả khi không điều trị. Tuy nhiên, tiêu chảy mạn tính nặng hơn và dai dẳng, cần được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Dưới đây là một số gợi ý bạn nên làm theo và tốt nhất là hãy gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh mọi ảnh hưởng xấu của tiêu chảy:
Luôn luôn bù nước cho cơ thể: Uống nhiều nước hơn để thay thế lượng dịch cơ thể đã mất. Các trường hợp tiêu chảy nặng có thể lựa chọn truyền dịch. Các dung dịch bù nước đường uống có chứa glucose và muối có thể được thực hiện để thay thế các chất điện giải và nước bị mất. Dùng các sản phẩm bù nước và bổ sung kẽm có sẵn trên thị trường để giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ em.
Dùng thuốc chống tiêu chảy: Có một số loại thuốc chống tiêu chảy có sẵn không cần kê đơn. Những loại thuốc này có thể giúp giảm tiêu chảy cả ở trẻ em và người lớn. Các loại thuốc chống dị ứng có thể giảm đi tiêu. Việc sử dụng kháng sinh để điều trị tiêu chảy chỉ có thể được thực hiện nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn.
Probiotic: Probiotic cho thấy một số tác dụng hữu ích trong điều trị tiêu chảy. Một số nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ em. Các men vi sinh có sẵn ở dạng bột, chất lỏng, viên nén và viên nang.
Chế độ ăn uống cân bằng: Một chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp điều trị tiêu chảy, bao gồm nhiều sự lựa chọn với một loạt chất dinh dưỡng. Uống ít nhất 1 cốc nước khoáng sau mỗi lần đi tiêu chảy. Ăn thực phẩm giàu kali như khoai tây, chuối và nước ép trái cây pha loãng.Ăn thực phẩm chứa nhiều natri như bánh quy mặn, súp và đồ uống thể thao. Ăn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như bột yến mạch, gạo và chuối.Hạn chế ăn đồ chiên, kem và đường.