1. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn
Có nhiều nguyên nhân gây đau dây thần kinh. Nguyên nhân có thể là tiên phát (trực tiếp gây nên đau thần kinh liên sườn) do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá sức; Đau dây thần kinh liên sườn thứ phát là hậu quả do các bệnh khác đưa đến.
- Một trong các bệnh dễ dẫn đến đau dây thần kinh liên sườn: bệnh thoái hóa cột sống lưng (D1-D12); lao cột sống hoặc ung thư cột sống.
- Ngoài ra, một số bệnh thuộc tủy sống (u rễ thần kinh, u ngoài tủy) cũng là nguyên nhân gây bệnh đau thần kinh liên sườn
- Mắc bệnh lý nhiễm trùng (vi khuẩn hoặc virus), trong đó hay gặp nhất là bệnh zona thần kinh mà căn nguyên là do virus Herpes Zoster.
- Do viêm đa rễ thần kinh, sức đề kháng yếu, mắc một số bệnh rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường),
- Dùng thuốc kháng viêm corticoid kéo dài hoặc do nhiễm độc một số kim loại (chì) cũng gây nên đau dây thần kinh liên sườn.
2. Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh đau thần kinh liên sườn
- Bệnh nhân bị đau thần kinh liên sườn cảm thấy dọc phần dây thần kinh liên sườn hay bị đau nhức âm ỉ hoặc đau nhói. Đây chính là dấu hiệu đặc trưng giúp bạn phân biệt bệnh với những bệnh khác.
Bệnh nhân phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ kéo dài.
- Cơn đau cũng xuất hiện và gây ra cảm giác khó chịu cả khi bệnh nhân đang nghỉ ngơi, thư giãn, không phải vận động mạnh. Dây là do tình trạng thoái hóa cột sống
- Một số trường hợp có tình trạng nhiễm khuẩn bệnh nhân có thể sẽ sốt cao, cơ thể mệt mỏi, thậm chí họ luôn cảm thấy đau rát.
Đau dây thần kinh liên sườn gây ra nhiều khó khăn đối với sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Trên thực tế, hiện tượng đau thần kinh liên sườn xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy mọi người không nên chủ quan trước bất cứ triệu chứng nào của bệnh. Dù đau thần kinh liên sườn xuất phát từ nguyên nhân nào cũng cần chủ động đi khám, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
3. Các biện pháp điều trị đau dây thần kinh liên sườn
Mục tiêu điều trị đau dây thần kinh liên sườn là giảm đau kết hợp với điều trị nguyên nhân gây đau. Với đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát, người bệnh có thể được giảm đau bằng cách:
- Thuốc: người bệnh có thể tự giải quyết tạm thời các cơn đau bằng các thuốc không cần kê đơn: paracetamol, ibuprofen, diclofenac,... nhóm thuốc giảm đau này rẻ tiền nhưng hiệu quả giảm đau không cao. Nhóm thuốc giảm đau nữa được chỉ định trong đau dây thần kinh liên sườn là thuốc giảm đau hướng thần kinh: gabapentin.
Loại thuốc có hiệu quả cao hơn nhờ cơ chế giảm đau tác dụng lên dây và rễ thần kinh. Khi mức độ đau tăng lên quá nhiều, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc giãn cơ giúp giảm co thắt các cơ gian sườn. Người bệnh có thể được chỉ định dùng thêm các loại vitamin nhóm B như B1, B2, B6 và B12 hỗ trợ hoạt động của bao myelin và các tế bào thần kinh.
- Can thiệp: Bác sĩ cũng có thể chỉ định phong bế dây thần kinh liên sườn. Đây là một phương pháp điều trị giảm nhẹ. Bác sĩ sẽ gây tê vùng xương sườn, sau đó sử dụng tia X hướng dẫn để tìm vị trí đâm kim và bơm thuốc giảm đau steroid. Hiệu quả có thể kéo dài trong vài tháng. Có thể, bác sĩ sẽ khuyên tiêm thuốc định kỳ. Phương pháp này phù hợp với bệnh nhân đau dây thần kinh liên sườn do zona hoặc sau phẫu thuật.
4. Lời khuyên bác sĩ
Lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp làm giảm nhẹ cơn đau:
- Không làm việc quá sức, mang vác, vận động sai tư thế làm ảnh hưởng đến cột sống.
- Giữ cơ thể ấm áp trong mùa lạnh như mặc ấm, không ở các nơi có gió lùa.
- Khi tiếp xúc với các bệnh nhân bị bệnh truyền nhiễm, cần có dụng cụ bảo hộ.
- Nên tiêm phòng lao cho trẻ để khi lớn lên hạn chế cho trẻ mắc bệnh lao – một bệnh có nguy cơ cao gây đau đau dây thần kinh.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng các chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh. hãy bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu canxi, chất xơ và các loại vitamin trong bữa ăn hàng ngày.
- Thực hiện một số bài vận động nhẹ nhàng, phù hợp để cải thiện tình trạng sức khỏe.
Đau dây thần kinh liên sườn là căn bệnh không thể tự khỏi gây đau mỏi dai dẳng, ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Vì vậy, người bệnh không nên coi thường, chủ quan vì nếu không điều trị kịp thời, để lâu ngày bệnh có thể gây liệt và tác động lên nhiều dây thần kinh khác.
Mời xem video nhiều người quan tâm:
Đập phá ô tô đỗ trước cửa nhà, người đàn ông có thể bị phạt đến 20 năm tù? | SKĐS