1. Vì sao nắng nóng hay gây đau đầu?
Mùa hè nhiệt độ tăng tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ bị đau đầu hay đau nửa đầu khiến cho cơ thể bị mất nước, mệt mỏi. Nắng nóng cũng có thể làm cho mức độ serotonin trong cơ thể có sự thay đổi và cũng có thể gây nên tình trạng đau nửa đầu hay đau đầu xuất hiện và trở nên trầm trọng hơn.
Khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao, các mao mạch trên đầu bị giãn nở quá mức dẫn đến cảm giác đau đầu tăng lên, nhất là khi phải thường xuyên di chuyển giữa phòng có điều hòa nhiệt độ với không gian bên ngoài trời.
Ngoài ra, khi thời tiết nắng nóng cũng sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và làm não bộ bị thiếu dưỡng khí gây đau đầu, thậm chí đau nhức toàn thân rất khó chịu. Thêm nữa, nắng nóng làm nhiều người hay uống nước đá để làm mát, tuy nhiên điều này làm kích thích niêm mạc họng nhạy cảm và đau. Tình trạng đau đầu vào ngày hè nắng nóng xuất hiện nhiều hơn khi phải thường xuyên tiếp xúc với nắng nóng ngoài trời. Ánh nắng chói chang sẽ làm hệ thống thần kinh bị tác động và gây nên tình trạng say nắng kèm theo là những cơn đau đầu rất khó chịu.
Một số yếu tố cũng có thể làm tăng nguy cơ bị đau đầu khi nắng nóng: Người uống rượu bia; Ngủ không đủ giấc; Căng thẳng, mệt mỏi…
2. Triệu chứng của say nắng nhức đầu
Đau đầu do nắng nóng là loại phản ứng của cơ thể khi phải tiếp xúc làm việc, học tập trong điều kiện nóng bức với nhiệt độ cao. Bệnh thường gặp ở trẻ em, người già và những người hoạt động ngoài trời, người làm văn phòng căng thẳng…
Say nắng đau đầu có thể diễn biến đột ngột hoặc từ từ với những triệu chứng như: Sốt cao; Đau nhức đầu; Chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu; Da đỏ, nóng và khô; Yếu cơ, chuột rút; Buồn nôn, nôn; Nhịp tim/mạch nhanh, mạnh hoặc yếu; Thở nhanh và thở nông; Thay đổi hành vi, thậm chí còn có thể bị co giật, động kinh, hôn mê nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
3. Khắc phục triệu chứng đau đầu khi nắng nóng
Khi thời tiết oi bức, nắng nóng người bệnh cảm thấy đau nhức đầu, choáng váng cần:
- Bù đủ nước: Vì nhiệt độ tăng khiến cho cơ thể ra mồ hôi làm bị mất nước, đặc biệt lượng muối, đường, khoáng chất trong cơ thể cũng bị giảm đi làm bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, choáng thậm chí bị nhức đầu. Vì vậy cần phải bổ sung nước kịp thời để bù nước đã thoát ra nhằm cân bằng nhiệt độ cơ thể. Nếu trong môi trường nóng, cần uống khoảng 1/2 - 1 cốc nước mỗi giờ; Không nên uống nước lạnh, tốt nhất là uống những loại nước ép trái cây.
- Nên ăn đủ chất và bổ sung các khoáng chất cần thiết bằng cách ăn chuối và cam quýt: Vì chuối giàu dinh dưỡng Alkaloid, vitamin B6, tryptophan… giúp người bệnh thêm hưng phấn, giảm mệt mỏi. Vitamin B6 và tryptophan hỗ trợ thần kinh, giúp giảm lo lắng lắng, giảm đau. Cam, quýt… giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng, thanh nhiệt và có thể giúp làm giảm các cơn đau nhức đầu.
- Tập luyện vận động nhẹ nhàng: Yoga, ngồi thiền giúp giảm căng thẳng, áp lực, và đau đầu. Thể dục giúp tăng cường sức chịu đựng, sức đề kháng và chống lại thời tiết khắc nghiệt mùa hè và làm giảm cơn đau.
4. Cách phòng chống đau đầu do nắng nóng
Nắng nóng nhiệt độ lên cao nên phòng đau đầu do nóng bằng cách: Hạn chế ra ngoài nắng, nhất là thời điểm giữa trưa. Nếu ra ngoài cần đeo kính và đội mũ nón để tránh nắng. Tránh để nắng chiếu trực tiếp vào gáy, cổ và lưng. Nên thường xuyên uống nước nhằm điều hòa cơ thể, thải độc tố, nhất là nước trái cây. Nên ăn uống đủ dưỡng chất: các thực phẩm giàu magiê như gạo, đậu nành, nấm, đào, nhãn, hồ đào, lạc…
Bổ sung đủ lượng calcium qua thực phẩm hoặc uống viên đa sinh tố có bổ sung magie làm giảm các cơn đau đầu; Cố gắng ngủ đủ giấc và buổi trưa nên chợp mắt giúp giảm căng thẳng, đau đầu.
Không để cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột, khi ở phòng điều hòa ra ngoài cần đứng chỗ mát một lúc cho cơ thể làm quen rồi hãy đi ra ngoài trời nắng; Nên xoa bóp nhẹ nhàng mát xa đầu để giúp thư giãn dây thần kinh, phòng đau đầu hiệu quả.
Mời xem video nhiều người quan tâm:
Số Trẻ Nhập Viện Do Bệnh Lý Hô Hấp Tăng Cao Trước Tình Hình Nắng Nóng Tại TP.HCM - SKĐS