Hà Nội

Khắc phục chứng chảy máu chân răng

24-12-2021 07:35 | Bệnh thường gặp
google news

SKĐS- Chảy máu chân răng rất thường gặp. Đây là triệu chứng của những bệnh răng miệng hoặc một số bệnh khác từ đơn giản tới nghiêm trọng.

1. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng

Do mắc các bệnh răng miệng thường gặp:

- Viêm nướu: Thường do vệ sinh răng miệng kém, để các mảng bám gây viêm làm sưng nướu, chảy máu, nướu có màu đỏ, miệng hôi.

- Viêm nha chu: Đây là bệnh diễn tiến âm thầm khiến răng dần trở thành lung lay, mất răng với triệu chứng điển hình là vôi đóng quanh răng gây viêm và chảy máu chân răng.

- Áp xe chân răng: Đây là hậu quả của viêm răng không điều trị dẫn đến viêm gây mủ áp xe chân răng. Chảy máu chân răng là dấu hiệu điển hình, sau đó người bệnh sẽ đau nhức liên tục, sốt và sưng vùng mặt…

Do răng mọc lệch

Tình trạng răng mọc lệch, khớp cắn sai lệch cũng gây ra tình trạng viêm nướu làm việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, lợi dễ bị tổn thương khiến bạn bị chảy máu chân răng.

Ngoài ra bệnh còn do các nguyên nhân khác như:

- Cơ thể thiếu dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C, K cũng gây ra hiện tượng chảy máu ở chân răng.

- Người bệnh đang dùng thuốc làm loãng máu: Được bác sĩ chỉ định cho một số bệnh nhân để làm giảm khả năng đông máu

- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: Khi dậy thì, dùng thuốc tránh thai, hoặc mang thai, mãn kinh, … làm thay đổi nội tiết tố cũng dẫn đến chảy máu ở chân răng.

- Bị mắc các bệnh như: Các bệnh về gan, thận, sốt xuất huyết, ung thư miệng, thiếu máu, ung thư vú…

- Hút thuốc lá: Các chất có hại trong thuốc lá sẽ làm gia tăng các bệnh về nướu lợi hơn, gây tình trạng chảy máu chân răng.

photo-1639555721053

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng chảy máu chân răng

2. Cách khắc phục chảy máu chân răng

Dựa vào nguyên nhân bác sĩ sẽ tư vấn và điều trị bệnh triệt để

Chăm sóc răng miệng hàng ngày và đúng cách

Cần vệ sinh răng miệng đúng cách bằng cách chải răng một ngày hai lần, mỗi lần chải răng kỹ từ 2-3 phút, chải răng đúng kỹ thuật bằng bàn chải mềm để tránh làm tổn thương nướu lợi. Nên sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm để vệ sinh lấy thức ăn thừa và mảng bám.

Bổ sung các chất cần thiết

Cần bổ sung các loại vitamin cho cơ thể, như vitamin C để đẩy nhanh quá trình lành viết thương, vitamin K để hạn chế việc chảy đặc biệt là vitamin C và K để phòng chảy máu chân răng. Nên ăn các loại quả như cam, chanh, bưởi… để bổ sung C và các loại thực phẩm như củ cải, chuối có nhiều vitamin K. Ăn nhiều chất xơ và rau xanh hàng cũng giúp loại bỏ mảng bám trên răng.

Bỏ thuốc lá

Bỏ thói quen có hại này sẽ khiến giảm nguy cơ các bệnh răng miệng và rất nhiều các bệnh nguy hiểm khác. Bỏ thuốc lá sẽ khiến hơi thở thơm tho, răng không ố vàng, đẩy lùi các bệnh viêm nha chu và chảy máu chân răng.

Sử dụng thuốc điều trị

Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy cao răng có thể khắc phục được nếu bị viêm nướu nhẹ. Trong trường hợp viêm nặng hơn bác sĩ sẽ chỉ thuốc kháng sinh, có thể kết hợp ngậm máng. Kết hợp bổ sung các loại vitamin cũng là cách làm giảm hiện tượng chảy máu chân răng hiệu quả.

Lấy cao răng định kỳ

Lấy cao răng định kỳ để loại bỏ các mảng bám là nguyên nhân của sâu răng, viêm nướu… giúp điều trị được triệt để vấn đề chảy máu chân răng.

Ngoài ra nên suy nghĩ tích cực, làm việc và sinh hoạt điều độ, tập thể thao thường xuyên để tránh căng thẳng, sang chấn tâm lý; Không tự ý dùng thuốc kháng sinh khi không có đơn của bác sĩ và hạn chế tối đa dùng thuốc kháng sinh; Một khi phát hiện thấy lợi chảy máu, không được bỏ qua mà cần đi khám bác sĩ để điều trị ngay.

photo-1639555724362

Nên kiểm tra và lấy cao răng định kỳ để phòng bệnh.

Chảy máu chân răng khi mang thai có đáng lo?Chảy máu chân răng khi mang thai có đáng lo?

SKĐS - Tôi mang thai tuần thứ 16 rất hay bị chảy máu chân răng. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách khắc phục?

Mời xem video được quan tâm:

Hướng dẫn tự lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại nhà


BS Minh Châu
Ý kiến của bạn