Kêu gọi dừng uống cà phê chồn để bảo vệ động vật hoang dã

28-03-2022 14:57 | Xã hội
google news

SKĐS - Trên thị trường cà phê ở Việt Nam hiện nay, cà phê chồn được xem là một trong những loại cà phê đắt đỏ.

Bạn muốn tận thấy tái thả động vật hoang dã về rừng ?Bạn muốn tận thấy tái thả động vật hoang dã về rừng ?

SKĐS - Ngày 20/3/2021, Vườn quốc gia Cúc Phương phối hợp với Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội sẽ tái thả 92 cá thể của 17 loài động vật hoang dã về rừng.

Trung tâm Bảo tồn Động vật hoang dã Việt Nam (Save Vietnam's Wildlife – SVW) vừa tổng kết và trao giải cuộc thi nghệ thuật "Cà phê chồn, liệu có đáng", sau gần một tháng phát động.

Theo SVW, trên thị trường cà phê ở Việt Nam hiện nay, cà phê chồn được xem là một trong những loại cà phê đắt đỏ trên thị trường. Tuy nhiên, trong một thập kỷ gần đây, cầy hoang dã đã bị săn bắt và bẫy bắn để duy trì các trang trại cầy phục vụ nhu cầu cho các nhà hàng thịt thú rừng và để tăng lợi nhuận cũng như mức độ cạnh tranh của các sản phẩm cà phê chồn. 

Trong khi đó, quần thể các loài cầy trong tự nhiên đang suy giảm nhanh chóng và có nguy cơ đi đến tuyệt chủng. Trong số đó có nhiều loài quý hiếm như Cầy vằn, Cầy giông đốm lớn, Cầy mực cũng đã và đang bị đe dọa tuyệt chủng do các nguyên nhân đó.

Giới trẻ kêu gọi dừng uống cà phê chồn để bảo vệ động vật hoang dã - Ảnh 2.

Tác phẩm đạt giải đặc biệt thuộc về tác phẩm của em Nguyễn Anh Thư, Trường THPT Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Giải đặc biệt thuộc về tác phẩm của em Nguyễn Anh Thư, Trường THPT Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. "Tôi mong muốn lan tỏa thông điệp "Nói không với cà phê chồn" với mục đích chính là nâng cao nhận thức của mọi người về việc bảo tồn và chăm sóc loài cầy tự nhiên", Anh Thư chia sẻ.

Trong tác phẩm của Anh Thư, bức tranh được phân chia thành hai mảng lớn tượng trưng cho hai thái cực khác nhau mà nhiều chú chồn phải trải qua; đó làbị nhốt, bị lạm dụng và được tự do. Mảng phải được tô điểm với gam màu tươi sáng như hồng, đỏ, xanh, cam cho cây cối, hoa cỏ, bầu trời… Thông điệp của bức tranh, nếu không thể đối đãi tốt với cầy, ít nhất hãy để mẹ thiên nhiên làm vậy.

Mảng trái của bức tranh cho thấy sự đen tối, u uất, thông qua hai gam màu chủ yếu là nâu và đen. Chú chồn ở đây được biểu diễn dưới dạng vô số hạt cà phê to nhỏ khác nhau, phía trên là một bàn tay lớn đang bung rải quả cà phê quanh nó. Điều này nhấn mạnh sự tàn khốc với chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng cho những chú chồn bị nuôi nhốt, chỉ được ăn cà phê và thậm chí bị bỏ đói để ăn được nhiều cà phê hơn.

Giới trẻ kêu gọi dừng uống cà phê chồn để bảo vệ động vật hoang dã - Ảnh 3.

Tác phẩm đồng giải đặc biệt của thí sinh Trần Thị Kim Ngân

Đồng giải đặc biệt là thí sinh Trần Thị Kim Ngân đến từ Trường THPT Lý Thường Kiệt, Tây Ninh. Trong tác phẩm của em, hộp cà phê được chia đôi thành hai nửa. Phía bên phải là một khoảng thiên nhiên nhỏ bé mà bấy lâu nay người tiêu dùng lầm tưởng về cuộc sống của những đàn chồn được nuôi nhốt để sản xuất cà phê, còn bên trái là thực tại là cuộc sống mà từ khi sinh ra đến khi chết đi những chủ chồn phải đối mặt. Xung quanh bao vây lấy chúng là những núi cà phê thô đang chờ được lột xác thành thứ thức uống xa xỉ, cuộc sống của những chủ chồn ấy cứ lặp đi lặp lại đến khi kết thúc vòng tuần hoàn của cuộc đời.

Cuộc thi "Raise your voices - Cà phê chồn, liệu có đáng?" được tổ chức từ ngày 15/2/2022 đến ngày 10/3/2022. Cuộc thi nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng cà phê chồn và cộng đồng về các vấn đề bảo tồn cầy, cũng như phúc lợi của cầy và các bệnh truyền nhiễm từ động vật lây sang người có thể liên quan đến các trang trại cầy trái phép. Ban tổ chức cuộc thi đã lựa chọn những tác phẩm xuất sắc nhất để công bố trao giải vào ngày 28/3.

Cơ cấu giải gồm có giải đặc biệt, giải nhất, giải nhì và giải ba tương ứng với số tiền thường là 5 triệu đồng, 3 triệu đồng, 1 triệu đồng và 5 trăm ngàn đồng cùng các phần thưởng phụ như chuyến đi du lịch Cúc Phương, quà lưu niệm.

Tác phẩm đạt giải nhất có tên "Nhận thức" thuộc về Trần Phương Linh, Đại học Kiến trúc Hà Nội. Giải nhì thuộc về Nguyễn Thị Tú Quyên, Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương) và giải ba thuộc về tác giả Bùi Thị Tú Uyên, Công ty Loft3Di, Cầu Giấy, Hà Nội.

Cảnh báo mối nguy hại từ động vật hoang dã với sức khỏe con ngườiCảnh báo mối nguy hại từ động vật hoang dã với sức khỏe con người

SKĐS - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng cảnh báo, một số loại vi rút corona có nguồn gốc từ động vật, tức là chúng có thể lây truyền giữa động vật và con người. Các nghiên cứu trước đây nghi ngờ rằng, SARS-CoV được truyền từ dơi sang cầy hương rồi sang người, và MERS-CoV được truyền từ lạc đà sang người…


Tô Hội
Ý kiến của bạn