Biểu hiện phát sốt, hơi lạnh, đau đầu, ra mồ hôi, cổ họng sưng tấy, môi khô miệng khát. Lúc này điều quan trọng nhất là cần thường xuyên bổ sung nhiều nước cho cơ thể.
Thuốc uống hạ sốt
Thành phần: Tang diệp 24g, cúc hoa 12g, hạnh nhân 20g; liên kiều 8g; cát cánh 12g; lô căn 12g; bạc hà tươi 16g, cam thảo 8g.
Cách dùng: Hạnh nhân cám sao, bỏ vỏ. Các vị trên sắc với 1500ml nước, lọc bỏ bã lấy 250ml. Chia đều 5 phần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần. Uống ấm tốt hơn uống lạnh.
Bài thuốc còn bào chế dưới dạng thuốc hoàn viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g.
Và sử dụng dưới dạng cao nước: Tang diệp 240g, liên kiều 120g, hạnh nhân 120g, cát cánh 80g, lô căn 120g, cúc hoa 80g; bạc hà 60g, cam thảo 60g.
Cách dùng: Bạc hà cất kéo hơi nước. Các vị còn lại sắc kỹ, lấy dịch thuốc, cô thành cao lỏng, trộn với nước cất từ bạc hà, bảo quản dùng dần. Người lớn ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml, trước bữa ăn. Trẻ em giảm liều tùy theo tuổi từ 10- 15ml.
Vị thuốc tang thầm trong bài thuốc hạ sốt trị cảm phong nhiệt.
Phương giải bài thuốc
Tang diệp: Có tác dụng ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn có công năng giải cảm nhiệt.
Cúc hoa: Các tác dụng hỗ trợ chống viêm, hạ huyết áp, trấn tĩnh thần kinh trung ương, giải độc, giãn mạch máu ngoại vi và giãn động mạch vành, làm tăng sức chịu đựng của mao mạch.
Bạc hà: Chứa tinh dầu, với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết tuyến mồ hôi, hạ nhiệt độ cơ thể.
Liên kiều: Có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn, ho gà, bạch hầu, virús cúm; Có tác dụng bảo vệ gan, giải nhiệt, cầm nôn, lợi tiểu, cường tim.
Hạnh nhân: Có công dụng bình suyễn, tuyên phế, trừ đờm, trị ho ngoại cảm, tắc hầu, nhuận tràng thông tiện.
Cát cánh: Có công dụng thông phế khí, có tác dụng trị ho, trừ đờm.
Lô căn: Có công dụng thanh nhiệt, sinh tân, thanh phế, chỉ ho
Cam thảo: Thanh nhiệt, giải độc, ức chế thần kinh trung ương, chữa cảm sốt, giảm ho, chống viêm.
Bấm huyệt hỗ trợ điều trị cảm phong nhiệt
Bấm huyệt hợp cốc hỗ trợ giải cảm, hạ sốt.
Bấm huyệt đại chùy: Giúp cơ thể hạ sốt, giảm nhiệt, phát tán tà khí trong cơ thể.
Vị trí huyệt đại chùy: Ở phần dưới của gáy. Nằm ngay ở dưới chỗ lồi lớn tại phần ụ xương của đốt sống cổ thứ 7.
Bấm huyệt hợp cốc: Có tác dụng trấn nhiệt, điều chỉnh chức năng phổi, thông khiếu, tán phong nhiệt, chữa cảm mạo, đau đầu, sốt cao, ngạt mũi, chảy nước mũi.
Vị trí huyệt hợp cốc: Giơ bàn tay lên, sờ vào vùng lõm của điểm giao kết giữa ngón trỏ và ngón cái, phần lõm sâu sát với xương nối chính là huyệt hợp cốc.
Bấm huyệt ngư tế: Có tác dụng giảm đau đầu. Thanh nhiệt, hạ sốt, lợi phế, hòa vị.
Vị trí huyệt ngư tế: Huyệt ở mặt trong lòng bàn tay, trung điểm giữa xương bàn ngón tay cái, nơi phần tiếp giáp lằn da đổi màu. Gấp ngón tay trỏ vào lòng bàn tay, đầu ngón tay trỏ chạm vào chỗ nào ở mô ngón tay cái, đó là huyệt.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Trung tâm Hồi sức tích cực thứ 2 điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng ở Tiền Giang.