Nghiên cứu được tiến hành bởi BS. Caicun Zhou, Đại học Tongji cùng cộng sự trên 412 bệnh nhân (tuổi trung bình 60, 71% nam) mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ không vảy (nsq-NSCLC) không có đột biến gen EGFR hoặc ALK tại 52 bệnh viện ở Trung Quốc. Bệnh nhận được phân ngẫu nhiên thành 2 nhóm: (1) 4-6 chu kỳ hóa chất carboplatin pemetrexed camrelizumab mỗi 3 tuần, rồi điều trị duy trì bằng camrelizumab pemetrexed (hóa trị miễn dịch) và (2) tương tự nhưng không có camrelizumab (hóa trị đơn độc). Tiêu chí chính là thời gian sống thêm không tiến triển (PFS) ở tất cả các bệnh nhân.
Phân tích sơ bộ cho thấy: PFS của nhóm (1) dài hơn nhóm (2) có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên tỉ lệ gặp tác dụng phụ của nhóm (1) cao hơn: Giảm bạch cầu trung tính (38% so với 30%), giảm bạch cầu (20% so với 14%), thiếu máu (19% so với 11%), giảm tiểu cầu (17% so với 12%).
Kết hợp hóa trị và liệu pháp miễn dịch cho hiệu quả cao hơn trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ không vảy.
BS. Zhou kết luận nghiên cứu đã tạm thời thành công với chỉ tiêu nghiên cứu chính cho thấy PFS khác biệt có ý nghĩa thống kê và ý nghĩa lâm sàng. “Điều này củng cố cho lựa chọn đưa phác đồ camrelizumab carboplatin pemetrexed trở thành lựa chọn đầu tay cho bệnh nhân Trung Quốc mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ không vảy”.
BS Hossein Borghaei, Trưởng khoa Ung thư Lồng ngực, Trung tâm Y tế Fox Chase, Mỹ ủng hộ kết quả nghiên cứu và bổ sung thêm “nên đưa phối hợp này vào phác đồ điều trị chuẩn".
BS Ravi Salgia, Giáo sư, Thành viên Khoa nghiên cứu điều trị Ung thư, Trung tâm City of Hope, Mỹ nhận định cần có thêm nghiên cứu mù đôi, có đối chứng với giả dược để xác nhận kết quả này. Ông cũng góp ý nên dùng thêm tiêu chí thời gian sống thêm toàn bộ để đánh giá và cân nhắc thiên lệch do có nhiều bệnh nhân nam.