Kawasaki (Viêm mạch máu): Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị

06-04-2025 14:59 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Bệnh Kawasaki là tình trạng sưng viêm của các mạch máu nhỏ và vừa trên toàn cơ thể, bao gồm cả động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim. Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa được làm rõ.

Bệnh Kawasaki thường xảy ra ở trẻ nhũ nhi và trẻ dưới 5 tuổi, tuy nhiên trẻ lớn hơn vẫn có khả năng mắc bệnh. Bệnh xuất hiện trên toàn thế giới, nhưng ở các nước châu Á có tần suất mắc bệnh cao hơn.

1. Nguyên nhân gây Kawasaki

Bệnh Kawasaki thường xảy ra ở trẻ nhũ nhi và trẻ dưới 5 tuổi, tuy nhiên trẻ lớn hơn vẫn có khả năng mắc bệnh. Bệnh xuất hiện trên toàn thế giới, nhưng ở các nước châu Á có tần suất mắc bệnh cao hơn.

Bệnh Kawasaki là tình trạng sưng viêm của các mạch máu nhỏ và vừa trên toàn cơ thể, bao gồm cả động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim. Nguyên nhân gây bệnh hiện chưa được làm rõ.

2. Dấu hiệu giãn mao mạch xuất huyết di truyền

Bệnh Kawasaki thường gây ra các triệu chứng sau:

  • Sốt cao 39 - 40 độ C, kéo dài trên 5 ngày.
  • Kết mạc mắt sung huyết, đỏ.
  • Môi, miệng, lưỡi sưng đỏ.

  • Bàn tay và bàn chân xuất hiện ban đỏ tía.

  • Bong tróc da ở đầu ngón tay, ngón chân khi không được điều trị.

  • Phát ban trên cơ thể.

  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ.
  • Môi đỏ, lưỡi đỏ như trái dâu tây (lưỡi dâu tây).
  • Viêm loét họng.
  • Nổi hạch ở góc hàm hoặc dưới cằm, không hóa mủ.

Trẻ có thể xuất hiện các biểu hiện liên quan đến các bộ phận khác như:

  • Tim mạch: Viêm cơ tim, tràn dịch màng tim, loạn nhịp tim (trong giai đoạn sau, khoảng 2 - 4 tuần của bệnh). Có thể xuất hiện phình hoặc giãn động mạch vành, nhồi máu cơ tim.
  • Tiêu hóa: Tiêu chảy, đau bụng, vàng da ứ mật, giãn túi mật.
  • Khớp: Đau hoặc sưng khớp.
  • Thần kinh: Li bì, co giật, có thể gặp viêm màng não vô khuẩn.
  • Tiết niệu: Protein niệu, hồng cầu niệu nhưng không có mủ niệu.

Bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm tim, phình giãn động mạch, đặc biệt là động mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim và suy vành mạn tính về sau.

Kawasaki (Viêm mạch máu): Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị- Ảnh 1.

Bệnh Kawasaki xuất hiện trên toàn thế giới, nhưng ở các nước châu Á có tần suất mắc bệnh cao hơn.

3. Bệnh Kawasaki có lây không?

Bệnh Kawasaki không phải là bệnh lý lây truyền

4. Phòng ngừa bệnh Kawasaki

Bệnh Kawasaki xảy ra rải rác quanh năm. Vì chưa rõ nguyên nhân gây bệnh nên hiện tại chưa có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu. Một số trẻ có thể tự khỏi bệnh, nhưng một số khác có thể gặp biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, có thể phòng ngừa biến chứng bằng cách đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa nhi ngay khi có các dấu hiệu như phát ban và sốt.

5. Điều trị bệnh Kawasaki

Khi trẻ mắc bệnh Kawasaki, trẻ cần được theo dõi ít nhất trong 6 tháng đến 1 năm và dùng thuốc theo đúng thời gian và hướng dẫn của bác sĩ.

Nguyên tắc điều trị chung là điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm suy tim (nếu có). Bên cạnh đó, cần phòng ngừa và điều trị các biến chứng, đặc biệt là biến chứng mạch vành.

Kawasaki (Viêm mạch máu): Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị- Ảnh 2.

Bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm tim, phình giãn động mạch, đặc biệt là động mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim và suy vành mạn tính về sau.

Tại các bệnh viện, trẻ sẽ được sử dụng các thuốc để ngăn ngừa tổn thương động mạch vành. Hiện nay, phương pháp ngừa biến chứng giãn mạch vành phổ biến là truyền thuốc Gamma Globulin (IVIG). Thuốc này có hiệu quả khoảng 80% nếu được truyền trước ngày thứ 10 của bệnh. Một số trẻ có thể cần điều trị lần hai bằng IVIG hoặc các loại thuốc khác.

Bên cạnh điều trị nội khoa, trẻ cần có chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp bằng cách:

  • Tăng cường ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho tim mạch.
  • Tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, tập luyện thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức khỏe.
  • Hạn chế các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh tim mạch (đối với trẻ lớn hơn).
Sau khi được điều trị bằng globulin miễn dịch, không nên tiêm vaccine cho trẻ trong vòng 3 tháng. Tiêm vaccine quá sớm có thể làm giảm hiệu lực của vaccine. Trẻ vẫn có thể tiêm vaccine cúm như bình thường.

Nếu trẻ đang sử dụng aspirin, nên tránh để trẻ mắc bệnh thủy đậu, vì việc sử dụng aspirin khi đang mắc thủy đậu có thể gây ra hội chứng Reye rất nguy hiểm.

Chế độ ăn uống cho người bệnh KawasakiChế độ ăn uống cho người bệnh Kawasaki

SKĐS - Mặc dù chế độ ăn không phải là biện pháp điều trị bệnh Kawasaki nhưng dinh dưỡng tốt giúp tăng cường miễn dịch, giảm viêm, giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ biến chứng tim mạch lâu dài.


ThS.BS Đỗ Doãn Bách
Viện Tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai
Ý kiến của bạn