Hà Nội

Internet: Môi trường nguy hiểm

03-12-2014 08:00 | Quốc tế
google news

SKĐS - Một cuộc nghiên cứu mới về tình trạng sách nhiễu, quấy rối trên mạng cho chúng ta thấy: Internet có thể là một không gian đáng sợ...

Một cuộc nghiên cứu mới về tình trạng sách nhiễu, quấy rối trên mạng cho chúng ta thấy: Internet có thể là một không gian đáng sợ, nơi mà lòng hận thù, sự độc ác được tự do phơi bày.

Theo kết quả nghiên cứu được Pew Research Center tiến hành trên 2.839 cư dân mạng, 1/4 phụ nữ trong độ tuổi 18-24 tuổi cho biết đã từng bị đeo đuổi truy bức hoặc bị sách nhiễu tình dục trên mạng. Không dưới 2/5 trong số trên khẳng định đã từng là nạn nhân của một trong những hình thức quấy rối trên mạng. Pew đã chỉ ra hai loại quấy rối như sau: quấy rối nhẹ như chửi rủa, sỉ vả, xúc phạm và làm người khác bối rối. Các hành vi cấp cao hơn như đe dọa tính mạng, quấy rối dài hạn, dồn người khác vào chân tường và sách nhiễu tình dục. Trong số các nạn nhân, đa phần là thanh niên hay phụ nữ trẻ. Trước nạn sách nhiễu trên mạng, người ta cũng chỉ biết phản ứng một cách lạnh nhạt: “Mạng internet mà”. Trên phương diện kỹ thuật, chấm dứt nạn quấy rối đã khó, song trên phương diện con người, để can thiệp làm thay đổi tác phong của con người càng khó hơn giải một bài toán đố, đặc biệt khi cư dân mạng dùng biệt danh, tên ảo hay vô danh.

Có nhiều động cơ gây sự khác nhau trên mạng. Trước hết là có một số thành phần chỉ tìm cách chọc giận người khác. “Loại người này chỉ hành động do nhàm chán, chẳng có việc gì làm và họ không hề ý thức được hậu quả mà họ gây ra. Cách đề phòng tốt nhất là không cần quan tâm những gì họ nói”, theo lời một chuyên gia phân tích. Một loại người khác là chuyên bảo vệ những ý kiến mà đa số ai cũng cho là đầy tai tiếng và không chấp nhận được như vấn đề kỳ thị chủng tộc, bài đồng tính, bài xích chính trị… và thành phần quấy rối này cảm thấy ức chế cần phải bày tỏ thái độ của mình trên mạng một cách tương đối an toàn. Cuối cùng là một mẫu người chuyên tìm cách biến cuộc đời người khác thành địa ngục.

Theo dự đoán của Bản nghiên cứu Tội phạm có tổ chức trong thời đại số, có 80% tội phạm mạng kết nối với các băng nhóm có tổ chức. Chủ yếu những người này có độ tuổi còn trẻ cho đến trung niên có hiểu biết về kỹ thuật. Gần đây, có khoảng 1/4 nhóm tội phạm mạng đã bắt đầu đi vào các loại hình truyền thống như buôn bán người, mại dâm, ma túy và trộm cắp. Các tội phạm mạng trước đây thường thực hiện chiến dịch lừa đảo làm giá ở thị trường chứng khoán vào cuối thập niên 1990 nhưng “bước nhảy” thật sự của tội phạm mạng song hành cùng với sự phát triển của internet. Bọn tội phạm có tổ chức nhanh chóng khai thác khả năng đánh cắp và thực hiện hành vi gian lận, cuối cùng đã “công nghiệp hóa” việc này với sự xuất hiện của các mạng máy tính ma (botnet) vào khoảng năm 2006.Hoạt động tội phạm có tổ chức hiện đã chuyển từ khía cạnh mới nổi là tội phạm trên mạng sang hình thức trung tâm của tội phạm kỹ thuật số. Báo cáo chỉ ra rằng ngày càng có nhiều hoạt động tội phạm xuất hiện trên thế giới trực tuyến. Theo dữ liệu nghiên cứu, tội phạm số được xem là kỷ nguyên mới nhất của hoạt động tội phạm có tổ chức. Tội phạm số đã thành công khi thực hiện mua bán ma túy trên toàn cầu vào thập niên 1970, đây là thời gian tăng mạnh của thị trường chợ đen sau Chiến tranh thế giới thứ 2 và việc cấm gian lận cờ bạc và buôn bán rượu phi pháp vào những năm 1920 ở Mỹ.

Với sự phát triển mạng ngày càng lớn thì sẽ không thể tránh khỏi việc số lượng tội phạm số có tổ chức gia tăng theo, tuy nhiên điều này không phải là không có cách để giải quyết vấn đề. Kết quả của cuộc nghiên cứu này có được sau khi phân tích 7.000 nguồn tài liệu, bao gồm tài liệu công khai, riêng tư, nghiên cứu cũng như phân tích các mô hình nhân khẩu học và mô hình tổ chức hoặc thông tin đến từ những nguồn chưa xác định rõ.

(Theo Le Courrier international)

Lê Quỳnh

 

80% tội phạm mạng kết nối với các băng nhóm có tổ chức.


Ý kiến của bạn