1. Insulin là gì?
Insulin là một loại hormone được tạo ra trong tuyến tụy, cho phép cơ thể sử dụng glucose để tạo năng lượng. Glucose là một loại đường được tìm thấy trong nhiều loại carbohydrate (trong thức ăn mà chúng ta ăn hàng ngày).
Cơ thể xử lý glucose như sau:
- Sau bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ, carbohydrate được phân hủy trong đường tiêu hóa và chuyển thành glucose.
- Glucose đó sau đó sẽ được hấp thụ vào máu thông qua lớp niêm mạc của ruột non.
- Khi glucose đã vào máu, insulin sẽ truyền tín hiệu cho các tế bào khắp cơ thể bạn hấp thụ đường và sử dụng nó để làm năng lượng.
Insulin cũng giúp cân bằng lượng đường trong máu. Khi có quá nhiều glucose trong máu, insulin sẽ ra lệnh cho cơ thể lưu trữ lượng glucose còn lại trong gan. Lượng đường dự trữ sẽ không được giải phóng cho đến khi lượng đường trong máu của cơ thể giảm xuống. Mức đường huyết có thể giảm giữa các bữa ăn hoặc khi cơ thể căng thẳng hoặc cần tăng cường thêm năng lượng.
Insulin giúp kiểm soát đường máu ở người bệnh đái tháo đường.
2. Bệnh đái tháo đường là gì?
Bệnh đái tháo đường là một bệnh mãn tính xảy ra khi tuyến tụy không còn khả năng tạo ra insulin hoặc khi cơ thể sử dụng insulin không đúng cách.
Có ba loại đái tháo đường chính:
2.1 Bệnh đái tháo đường loại 1: Có thể phát triển ở mọi lứa tuổi, nhưng xảy ra thường xuyên nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên. Khi mắc bệnh đái tháo đường loại 1, cơ thể sản xuất rất ít hoặc không sản xuất insulin. Điều này có nghĩa là người bệnh cần tiêm insulin hàng ngày cho hết phần đời còn lại để kiểm soát đường huyết.
2.2 Bệnh đái tháo đường loại 2: Phổ biến hơn ở người lớn và chiếm khoảng 90% tổng số trường hợp đái tháo đường. Khi mắc bệnh đái tháo đường loại 2, cơ thể không sử dụng tốt insulin mà nó tạo ra. Nền tảng của điều trị bệnh đái tháo đường loại 2 là lối sống lành mạnh, bao gồm tăng cường hoạt động thể chất và chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, theo thời gian, hầu hết những người mắc bệnh đái tháo đường loại 2 sẽ cần phải dùng thuốc và/hoặc insulin để kiểm soát đường huyết.
2.3 Đái tháo đường thai kỳ (GDM): Là một loại bệnh đái tháo đường bao gồm lượng đường huyết cao trong thai kỳ và có liên quan đến các biến chứng cho cả mẹ và con. GDM thường biến mất sau khi mang thai nhưng phụ nữ bị ảnh hưởng và con cái của họ có nhiều nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường loại 2 sau này trong cuộc sống.
Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường
- Đi tiểu nhiều
- Đói quá mức
- Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm
- Khát quá mức
- Ăn quá nhiều
- Vết thương lâu lành
- Mờ mắt
- Mệt mỏi
- Thay đổi tâm thần…
Các triệu chứng của bệnh đái tháo đường
- Đi tiểu nhiều
- Đói quá mức
- Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm
- Khát quá mức
- Ăn quá nhiều
- Vết thương lâu lành
- Mờ mắt
- Mệt mỏi
- Thay đổi tâm thần…
3. Tác dụng của insulin
Insulin làm giảm lượng đường trong máu bằng cách kích thích sự hấp thu glucose ở ngoại vi chủ yếu bởi các tế bào cơ xương và chất béo và bằng cách ức chế sự sản xuất và giải phóng glucose của gan.
Insulin ức chế quá trình phân giải lipid (phân hủy chất béo), phân hủy protein và tạo gluconeogenesis (sản xuất glucose). Nó cũng làm tăng tổng hợp protein và chuyển đổi glucose dư thừa thành chất béo.
Insulin được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường có dược tính tương tự như hormone được sản xuất tự nhiên. Các chế phẩm insulin ngoại sinh thay thế insulin ở bệnh nhân đái tháo đường, làm tăng sự hấp thu glucose của tế bào và giảm hậu quả ngắn hạn và dài hạn của bệnh.
4. Tác dụng phụ của insulin
Nhiều người mắc bệnh đái tháo đường phải dùng insulin để sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, liệu pháp insulin có thể gây ra một loạt tác dụng phụ.
Các tác dụng phụ khi dùng insulin có thể gặp phải tùy thuộc vào loại insulin mà người bệnh đang dùng. Các tác dụng phụ thường gặp của insulin bao gồm:
- Tăng cân ban đầu khi các tế bào bắt đầu hấp thụ glucose.
- Lượng đường trong máu giảm quá thấp (hạ đường huyết).
- Phát ban, sưng tấy tại chỗ tiêm
- Lo lắng hoặc trầm cảm.
- Ho khi dùng insulin dạng hít.
Tiêm insulin khiến các tế bào trong cơ thể hấp thụ nhiều glucose hơn từ máu. Do đó, dùng quá nhiều hoặc tiêm không đúng thời điểm có thể làm giảm lượng đường trong máu.
Nếu lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp, người bệnh có thể gặp các triệu chứng:
- Chóng mặt.
- Khó nói.
- Mệt mỏi.
- Da nhợt nhạt.
- Đổ mồ hôi.
- Co giật cơ.
- Co giật.
- Mất ý thức.
Bênh đái tháo đường có thể gây biến chứng về mắt.
5. Các loại insulin
Có một số loại insulin khác nhau, bác sĩ có thể sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp, tùy vào từng người bệnh cụ thể. Người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ y lệnh của bác sĩ để giảm nguy cơ tác dụng phụ và biến chứng. Các loại insulin bao gồm:
- Insulins tác dụng nhanh: Bắt đầu có tác dụng trong vòng 15 phút và có thể kéo dài khoảng 3-5 giờ.
- Các loại insulin tác dụng ngắn: Cần 30-60 phút để bắt đầu phát huy tác dụng và kéo dài từ 5–8 giờ.
- Insulin tác dụng trung gian: Mất 1–3 giờ để bắt đầu tác dụng và kéo dài 12–16 giờ.
- Insulin tác dụng kéo dài: Bắt đầu phát huy tác dụng sau khoảng 1 giờ và có thể kéo dài 20–26 giờ.
- Insulin kết hợp một loại insulin tác dụng nhanh hoặc ngắn với một loại tác dụng kéo dài…
Insulin thường được sử dụng thông qua ống tiêm, bút insulin, hoặc máy bơm insulin.
Vị trí tiêm có thể ở:
- Đùi.
- Mông.
- Cánh tay trên.
- Bụng.
Người bệnh có thể thay đổi vị trí tiêm để ngăn ngừa các u cục, hoặc chất béo tích tụ tại vị trí tiêm.
6. Những lầm tưởng về liệu pháp insulin
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), một số lầm tưởng phổ biến xung quanh việc sử dụng liệu pháp insulin cho những người mắc bệnh đái tháo đường loại 2, cho rằng:
- Insulin có thể chữa khỏi bệnh đái tháo đường: Hiện tại, không có cách chữa khỏi bệnh này. Tuy nhiên, insulin có thể giúp người bệnh kiểm soát đường huyết và phòng ngừa biến chứng do đái tháo đường gây ra.
- Insulin sẽ gây ra sự gián đoạn trong cuộc sống của người bệnh: Mặc dù quá trình sử dụng insulin cần có thời gian để làm quen, nhưng một người có thể tận hưởng một cuộc sống năng động và đầy đủ, miễn là họ tuân thủ lịch trình sử dụng insulin của mình.
- Tiêm insulin gây đau: Nhiều người có nỗi sợ hãi về kim tiêm. Tuy nhiên, bút insulin hiện đại hầu như không gây đau. Những người sử dụng máy bơm có thể tránh hoàn toàn việc tiêm.
- Insulin sẽ làm tăng tần suất hạ đường huyết nghiêm trọng: Trong khi insulin có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết, một số loại insulin nhất định có thể hạn chế sự giảm đột ngột của lượng đường trong máu.
- Insulin gây tăng cân: Lúc đầu, insulin có thể làm tăng cân, nhưng đây không phải là tác động liên tục. Đầu tiên cơ thể cần thích nghi với việc bổ sung insulin.
- Vị trí tiêm không quan trọng: Vị trí tiêm trên cơ thể sẽ xác định tốc độ tác dụng của insulin. Điều này có thể rất quan trọng sau bữa ăn khi lượng đường huyết giảm nhanh chóng làm giảm tác động của thực phẩm mà người bệnh ăn vào.
- Insulin là chất gây nghiện: Insulin không phải là một loại thuốc gây nghiện và rất quan trọng đối với bất kỳ người nào có tuyến tụy không sản xuất insulin.
7. Lời khuyên để dùng insulin một cách an toàn
Theo dõi lượng đường trong máu là điều cần thiết đối với người bệnh để tránh các tác dụng phụ của insulin.
Insulin là một loại thuốc kê đơn.
Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để:
- Chọn đúng loại insulin cho mình.
- Biết được nguy cơ tác dụng phụ có thể xảy ra hoặc tương tác với các loại thuốc khác.
- Biết cách tự quản lý insulin một cách an toàn và hiệu quả.
Những người mắc bệnh đái tháo đường loại 2 hoặc thai kỳ nên trao đổi với bác sĩ xem liệu pháp insulin có phải là lựa chọn tốt nhất cho mình hay không. Vì ở những người bệnh này có thể sử dụng các lựa chọn điều trị khác để kiểm soát lượng đường trong máu, chẳng hạn như thuốc không phải insulin và thay đổi lối sống cũng như chế độ ăn uống.
Điều quan trọng là những người cần dùng insulin phải theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên. Dùng quá nhiều hoặc quá ít insulin có thể dẫn đến các tác dụng phụ hoặc biến chứng.
Tuân thủ lịch trình điều trị theo quy định cũng rất quan trọng. Điều cần thiết là không bỏ lỡ một liều và dùng mọi liều vào đúng thời điểm.
Bất kỳ ai gặp tác dụng phụ trong khi điều trị bằng insulin nên trao đổi với bác sĩ để có một kế hoạch điều trị khác phù hợp hơn hoặc có thể thay đổi loại insulin thích hợp hơn với nhu cầu và lối sống của người bệnh. Bác sĩ cũng có thể tư vấn về cách ngăn ngừa hoặc giảm các tác dụng phụ cụ thể cho từng loại insulin.
Mời độc giả xem thêm video:
NÓNG: Số ca nhiễm tăng nhanh, Thái Bình phong tỏa 30 xã, thị trấn, thần tốc xét nghiệm bóc tách F0.