[Infographic] Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng chống bệnh đậu mùa khỉ tại các cửa khẩu

04-10-2022 16:42 | Y tế

SKĐS - Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ là người tiếp xúc gần trong vòng 1 mét với người bệnh có triệu chứng; Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bao gồm tiếp xúc da với da và quan hệ tình dục; Sống cùng nơi ở/ nơi sinh hoạt với người bệnh; Tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng, đồ dùng của người bệnh...

Việt Nam ghi nhận ca đậu mùa khỉ, Bộ Y tế ra chỉ đạo khẩnViệt Nam ghi nhận ca đậu mùa khỉ, Bộ Y tế ra chỉ đạo khẩn

SKĐS - Việt Nam đã có ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên, Bộ Y tế đề nghị các địa phương đẩy mạnh việc thực hiện nghiêm giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu, giám sát tại các cơ sở khám chữa bệnh và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, ngăn chặn dịch bệnh kịp thời...

Nhằm tăng cường công tác truyền thông phòng chống bệnh đậu mùa khỉ, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã đưa một số thông điệp truyền thông về bệnh đậu mùa khỉ tại cửa khẩu.

[Infographic] Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng chống bệnh đậu mùa khỉ tại các cửa khẩu - Ảnh 2.

Chiều 3/10, Bộ Y tế cho biết ca mắc đậu mùa khỉ đẩu tiên tại Việt Nam là nữ, 35 tuổi, thường trú tại TP HCM khởi phát bệnh khi đang du lịch tại Dubai... Trước đó, kết quả xét nghiệm giải trình tự gen khẳng định nữ bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ chủng Monkeypox virus thuộc clade IIb Ảnh: minh hoạ


 Bệnh đậu mùa khỉ do virus gây ra với các triệu chứng

Phát ban với mụn nước trên mặt, tay, chân, thân, mắt, miệng hoặc bộ phận sinh dục và:

  • Sốt
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Đau đầu
  • Đau cơ, lưng

 Ai cũng có thể mắc hoặc làm lây truyền bệnh đậu mùa khỉ.

Có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ khi tiếp xúc gần với người bệnh, thông qua:

  • Tiếp xúc gần trong vòng 1 mét với người bệnh có triệu chứng.
  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, bao gồm tiếp xúc da với da và quan hệ tình dục
  • Sống cùng nơi ở/ nơi sinh hoạt với người bệnh.
  • Tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng, đồ dùng của người bệnh (quần áo, chăn, chiếu, gối,…)
[Infographic] Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng chống bệnh đậu mùa khỉ tại các cửa khẩu - Ảnh 3.

Có thể mắc bệnh đậu mùa khỉ khi tiếp xúc gần với người bệnh

Bảo vệ bạn và mọi người khỏi bệnh đậu mùa khỉ

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc gần gũi với người nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các vật dụng, đồ dùng của người bệnh hoặc nghi mắc bệnh (quần áo, chăn, chiếu, gối,…).
  • Che miệng khi ho, hắt hơi.
  • Thường xuyên vệ sinh tay.
  • Đeo khẩu trang y tế và găng tay dùng một lần nếu bạn phải tiếp xúc gần với người có triệu chứng.
  • Chủ động tự cách ly, tránh tiếp xúc với người khác; liên hệ ngay với cơ sở y tế khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ.
[Infographic] Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng chống bệnh đậu mùa khỉ tại các cửa khẩu - Ảnh 4.

6 cách bảo vệ bản thân và mọi người khỏi bệnh đậu mùa khỉ

Đối với hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam:

Hành khách chủ động tự theo dõi sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

Khi có dấu hiệu: phát ban hoặc các triệu chứng khác kể trên, hãy tự cách ly và liên hệ ngay với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.

[Infographic] Khuyến cáo của Bộ Y tế phòng chống bệnh đậu mùa khỉ tại các cửa khẩu - Ảnh 5.

Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ

Đậu mùa khỉ lây truyền từ người sang người thế nào?

Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bệnh đậu mùa khỉ lây từ người sang người qua tiếp xúc gần với người bệnh phát ban đậu mùa khỉ, bao gồm qua tiếp mặt với mặt, da với da, miệng với miệng hoặc miệng với da, gồm cả quan hệ tình dục.

"Chúng ta vẫn chưa xác định được người bệnh có thể lây truyền bệnh trong bao lâu, nhưng nói chung, người bệnh được coi là vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác cho tới khi tất cả các tổn thương đã đóng vảy, lớp vảy đã bong ra và hình thành một lớp da mới"- thông tin của WHO cho biết.

Theo WHO, môi trường sống có thể bị nhiễm virus bệnh đậu mùa khỉ. Ví dụ, khi một người mang mầm bệnh đậu mùa khỉ sờ, hay chạm vào quần áo, ga, gối, khăn mặt, các đồ vật, dụng cụ ăn như bát/đĩa, xoong chảo, đồ điện tử hoặc các bề mặt. Khi người khác chạm vào các đồ vật này thì họ sẽ bị nhiễm bệnh. Chúng ta cũng có thể bị nhiễm bệnh do hít phải vảy da hoặc vi rút từ quần áo, ga gối hoặc khăn mặt. Cơ chế này gọi là lây truyền qua vật trung gian (fomite).

Vết loét, tổn thương hoặc chỗ đau trong miệng cũng có nguy cơ làm lây nhiễm, nghĩa là virus có thể phát tán qua tiếp xúc trực tiếp với miệng, giọt bắn hô hấp và có thể qua hạt bụi khí (aoresol) phạm vi gần. Chúng ta vẫn chưa hiểu hết cơ chế lây truyền qua không khí của bệnh đậu mùa khỉ, và vẫn cần nghiên cứu thêm.

Virus cũng có thể làm lây bệnh từ người mang thai sang thai nhi, sau sinh qua tiếp xúc da với da, hoặc từ cha mẹ mắc bệnh đậu mùa khỉ sang trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ khi tiếp xúc gần.

Mặc dù đã ghi nhận các ca bệnh không triệu chứng nhưng chúng ta vẫn chưa rõ liệu người bệnh không triệu chứng có làm lây bệnh hay không, hay bệnh có thể lây truyền qua các loại dịch khác của cơ thể hay không.

Các mẩu DNA từ virus gây bệnh đậu mùa khỉ đã được tìm thấy trong tinh dịch nhưng chúng ta vẫn chưa biết bệnh đậu mùa khỉ có lây truyền qua tinh dịch, dịch âm đạo, nước ối, sữa mẹ hay máu không. Hiện các nghiên cứu đang được tiến hành để tìm hiểu xem bệnh đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua việc trao đổi dịch thể trong và sau khi nhiễm bệnh có triệu chứng hay không.

Bệnh nhân đậu mùa khỉ đầu tiên ở TP.HCM hiện ra sao?Bệnh nhân đậu mùa khỉ đầu tiên ở TP.HCM hiện ra sao?

SKĐS - Sau 12 ngày điều trị, nữ bệnh nhân hết sốt, các bóng nước ở mặt, tay, chân,… đã khô mài, tróc vẩy và lên da non, các bóng nước ở họng cũng lành, hết đau. Bệnh nhân ăn uống tốt, lên cân, tinh thần lạc quan và tuân thủ tốt quy trình cách ly.

Đậu mùa khỉ có dễ lây không?Đậu mùa khỉ có dễ lây không?

SKĐS - Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, triệu chứng quan trọng nhất của những người mắc đậu mùa khỉ là đau dữ dội do vậy khi bị bệnh họ buộc phải đến cơ sở y tế nên có thể sàng lọc, phát hiện.

Đường lây truyền của đậu mùa khỉ ra sao, diễn biến nặng ở nhóm đối tượng nào?Đường lây truyền của đậu mùa khỉ ra sao, diễn biến nặng ở nhóm đối tượng nào?

SKĐS - Việt Nam đã ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại TP HCM. Nhiều người băn khoăn về đường lây truyền của bệnh này và những nhóm đối tượng nào khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ diễn biến nặng?

Đại diện Bộ Y tế: Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại TP.HCM khó lây ra cộng đồngĐại diện Bộ Y tế: Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại TP.HCM khó lây ra cộng đồng

SKĐS - Trả lời báo chí cuối giờ chiều ngày 3/10 liên quan đến ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ghi nhận tại TP HCM, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nói: Cho đến nay các đánh giá lây nhiễm đã khoanh vùng, xử lý người tiếp xúc thì đối với trường hợp này khó có khả năng lây lan trong cộng đồng.

Nóng: Bệnh nhân đầu tiên mắc đậu mùa khỉ tại Việt Nam là nữ, khởi phát bệnh khi đang đi du lịchNóng: Bệnh nhân đầu tiên mắc đậu mùa khỉ tại Việt Nam là nữ, khởi phát bệnh khi đang đi du lịch

SKĐS - Bộ Y tế chiều 3/10 đã thông tin về ca mắc đậu mùa khỉ đẩu tiên tại Việt Nam là nữ, 35 tuổi, thường trú tại TP HCM khởi phát bệnh khi đang du lịch tại Dubai... Trước đó, kết quả xét nghiệm giải trình tự gen khẳng định nữ bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ chủng Monkeypox virus thuộc clade IIb

Cần biết: 6 biện pháp phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉCần biết: 6 biện pháp phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ

SKĐS - Việt Nam đã ghi nhận ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh thông qua giám sát dịch tễ. Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện 6 biện pháp phòng bệnh.





Thái Bình
Ý kiến của bạn