Hypothermia Undressing từng được dựng thành phim
Năm 2015, dư luận đã được xem phim Everest dựa trên thảm họa leo núi có thật diễn ra vào năm 1996 khi trận bão tuyết dữ dội xuất hiện, cướp đi sinh mạng của 8 nhà leo núi trong một đoàn thám hiểm tại “vùng đất chết” trên nóc nhà thế giới, có độ cao trên 8.800m.
Cốt truyện phim khá đơn giản, chuyển tải một thông điệp rõ ràng, càng đến gần đỉnh cao, lại càng đến gần với tử thần. Hành trình của các nhà leo núi vô cùng gian nan và nguy hiểm, khiến người xem cảm giác như ai đó đang rút từng phần oxy trong bình khí thở của họ khiến họ thở gấp gáp, đôi chân tê cóng, toàn thân hạ nhiệt nhưng chính trong lúc nguy hiểm này người trong cuộc lại cởi bỏ quần áo, ngược với quy luật.
Phải chăng đây là chiến thuật sống sót mà chỉ có những nhà thám hiểm chuyên nghiệp mới hiểu được chăng?.
Hiện tượng “đào hang cuối cùng” ở động vật và ở người trước cái lạnh thấu xương
Ở những quốc gia giá lạnh, như Mỹ, khi mùa đông khắc nghiệt diễn ra, nguy cơ hạ thân nhiệt, một tình trạng xảy ra khi nhiệt độ trong cơ thể (ngược với các chi) giảm xuống dưới 350C là hiến tượng khá phổ biến. Khi thân nhiệt hạ, cơ thể bắt đầu run rẩy và gặp các vấn đề về vận động, như vấp ngã, chậm chạp, các hoạt động phối hợp của cơ thể kém dần. Những người bị ảnh hưởng bởi hạ thân nhiệt còn tỏ ra bàng hoàng, mất phương hướng hoặc bối rối, hành động vượt khỏi kiểm soát giống như người dùng ma túy hay rượu.
Nếu hạ thân nhiệt trở nên nghiêm trọng, hô hấp và nhịp tim có thể chậm đến mức nguy hiểm, con người có thể mất ý thức và cuối cùng dẫn đến tử vong. Nhưng trước khi mất ý thức, những người mắc chứng hạ thân nhiệt lại có những hành vi kỳ quái mà trên thực tế, có thể là một nỗ lực cuối cùng để tồn tại, trong số này có hành vi Hypothermia Undressing hay cởi bỏ quần áo khi hạ thân nhiệt.
Từ lâu, khoa học biết rằng, động vật ngủ đông máu nóng thường đào một hang nhỏ, khép kín để trốn đông. Cách làm này giúp chúng giảm thiểu tổn thất nhiệt, và con người trong giai đoạn cuối của chứng hạ thân nhiệt trầm trọng, cũng có hành vi tương tự, được khoa học gọi là “đào hang cuối cùng” (Terminal Burrowing Behavior) hay TBB).
Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí International Journal of Legal Medicine, các nhà nghiên cứu Đức đã mô tả nạn nhân bị hạ thân nhiệt “thường nằm trong một vị trí thích hợp theo một cơ chế bảo vệ cuối cùng, như dưới gầm giường, đằng sau tủ quần áo, trong kệ...”. Cho đến nay TBB không được nghiên cứu rộng rãi hoặc hiểu kỹ nhưng theo các nhà nghiên cứu Đức, “rõ ràng đây là một quá trình tự trị của thân não, được kích hoạt trong trạng thái hạ thân nhiệt, tạo ra một hành vi bảo vệ nguyên thủy, giống như đào hang ở động vật ngủ đông”.
Từ năm 1978 đến 1994, Viện Y học Quốc gia Mỹ (NIH) đã phát hiện thấy 69 trường hợp tử vong do hạ thân nhiệt, trong số này có phản ứng nghịch lý TBB gây chết người nói trên. Rõ ràng nó là kết quả của việc giãn mạch ngoại vi ảnh hưởng đến cảm giác ấm áp.
Việc cởi quần áo xảy ra ở 25% trường hợp. Gần như tất cả các cơ thể với sự xáo trộn một phần hoặc hoàn toàn đã được tìm thấy ở một vị trí bảo vệ cuối cùng như động vật ngủ đông. Trong số này có 2% đã cởi quần áo hoặc khỏa thân hoàn toàn, tất cả bắt đầu cởi bỏ quần áo ở nửa thân dưới, cởi quần và giày trước khi mặc áo sơ mi và áo khoác và tiếp tục bước đi. Trong 14 trong số 17 trường hợp bao gồm cởi quần áo, các thi thể được tìm thấy ở những vị trí có vẻ như họ đang cố gắng chen vào không gian chật hẹp.
Một người phụ nữ, người đã dùng quá liều thuốc chống lo âu trong một đêm lạnh, đã được tìm thấy một phần dưới xe ô tô của mình. Những người khác lại được tìm thấy trong trạng thái đang đào hang xuống đất hoặc tuyết, nằm dưới những khúc gỗ, hoặc trong các khe đá. Những người bị chết rét trong nhà được tìm thấy trong các kệ tủ, hoặc dưới bàn, trong gầm giường.
Giả thuyết Hypothermia Undressing
Hành vi lạ lùng đào hang để tự vệ được khoa học đặt tên là “cởi quần áo nghịch lý” (Paradoxical Undressing). Thuật ngữ mô tả hành vi lột gần hết hoặc tất cả quần áo của họ làm tăng mất nhiệt. Theo khuyến cáo, để giúp người hạ thân nhiệt phục hồi, người khỏe mạnh cũng cởi hết quần áo và ôm chặt lấy người hạ thân nhiệt để truyền hơi ấm sang. Nhưng khuyến cáo này không hề liên quan gì đến việc cởi quần áo nghịch lý.
Theo thời gian giá lạnh, các cơ cần thiết cho việc gây co mạch trở nên kiệt sức, khiến máu ấm chảy từ tâm cơ thể đến tứ chi. Điều này dẫn đến hiện tượng “flash nóng” khiến nạn nhân bị hạ thân nhiệt nghiêm trọng, người trong cuộc đang bối rối và mất phương hướng, khiến họ cảm thấy như thể họ đang nóng lên, nên tự động cởi bỏ quần áo. Cởi quần áo nghịch lý thường xảy ra ngay trước khi hành vi đào hang cuối cùng diễn ra. Bằng chứng, các nạn nhân được tìm thấy đều bị trầy xước ở đầu gối, khuỷu tay..., đó là hậu quả chạy trốn bò bằng hai chân và hai tay sau khi đã cởi bỏ quần áo.
Nói cách khác, đây là hệ quả của chứng co thắt mạch ngoại biên. Khi rét thấu xương, cơ thể làm co các mạch máu tứ chi để dồn máu cho việc giữ nhiệt ở những bộ phận quan trọng như não, phổi... không chết vì nhiệt độ xuống quá thấp. Thế nhưng, đến một ngưỡng nhất định nào đó, cơ thể không còn sức chống cự nữa, các cơ giữ mạch kiệt sức, một lượng máu lớn lại từ thân chính đổ ra các chi, khiến nạn nhân cảm thấy nóng lên đột ngột nên đã cởi bỏ quần áo và bị chết ngay sau đó vì giá lạnh.
Ngoài ra, còn có giả thuyết, khi nhiệt độ thấp đã làm rối loạn chức năng của vùng đồi dưới não, nơi đảm nhận chức năng điều hòa thân nhiệt. Điều này khiến não truyền tín hiệu sai lầm, rằng cơ thể đang rất nóng, cởi bỏ quần áo diễn ra và sau đó bị chết cóng.
Cũng có giả thuyết cho rằng nghịch lý “cởi quần áo nghịch lý” là án mạng, bởi vị trí của nạn nhân trông giống như nỗ lực che giấu cơ thể. Chẳng hạn như hiếp dâm, cướp của, tấn công trả thù....Như thi thể của một người phụ nữ được phát hiện trong bụi cây rậm ở công viên Rochelle, New Jersey Mỹ đầu tháng 12/2013 trong tình trạng cởi một phần quần áo, bên cạnh là tư trang cá nhân, và một chai rượu uống dở... Người phụ nữ được biết là đã lạm dụng rượu, không hề có dấu hiệu tấn công tình dục trong khi đó nhiệt độ qua đêm tại khu vực này gần sát điểm đóng băng.
Các “vụ án” kiểu này hầu như đều rơi vào bế tắc, các nhà chức trách cho rằng, rất có thể có sự góp mặt của Hypothermia Undressing. Đến nay, chưa có một kết luận nào xác đáng và thuyết phục cho hiện tượng kì lạ và ma mị nói trên. Giới khoa học vẫn tiếp tục tìm kiếm và hy vọng chắc hẳn sẽ có câu trả lời thỏa đáng trong tương lai.
Hypothermia Undressing hiện tượng lạ gây chết người vì hạ thân nhiệt
Khắc phục Hypothermia Undressing
Theo NIH, hạ thân nhiệt xảy ra thường xuyên nhất ở những người lạm dụng ma túy hoặc rượu, người bệnh mạn tính, người già hoặc trẻ nhỏ và những người bị suy dinh dưỡng. Cách tốt nhất để tránh hạ thân nhiệt là mặc quần áo phù hợp, chẳng hạn như găng tay, mũ, khăn quàng cổ và các lớp quần áo khô, chống gió. Thận trọng trong điều kiện thời tiết cực lạnh và ẩm ướt, gió lớn và xung quanh nhiều nước, bởi nước kéo nhiệt ra khỏi cơ thể nhanh hơn tới 25 lần so với không khí.
Nên sử dụng các phương pháp sơ cứu, như tìm nơi trú ẩn (đặc biệt là tránh gió và mưa), cách nhiệt khỏi mặt đất, cởi quần áo ướt và bổ sung nhiệt từ bên ngoài, như dùng bếp hoặc tiếp xúc với một cá nhân khác. Làm ấm người bằng chăn khô, nếu nạn nhân đủ tỉnh táo để nuốt cho uống nước ấm không cồn ngọt. Các kỹ thuật làm ấm xâm lấn bao gồm truyền dịch ấm hoặc qua màng bụng và bắc cầu tim. Lam dụng rượu có thể làm tăng hạ thân nhiệt bởi ngoài hệ lụy do say rượu, rượu còn gây ra nhiều nguy hiểm, như gây giãn mạch dẫn đến cơ thể bị lạnh. Phát hiện tử vong là khó khăn trong trường hợp bệnh nhân hạ thân nhiệt nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân cần được quấn lại và tiến hành hồi sức kéo dài trước khi tử vong chính thức diễn ra.