Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực của dòng máu chảy trong lòng mạch tác động lên thành mạch máu, khi tim co lại đẩy máu đi vào lòng động mạch, gọi là huyết áp tâm thu (chỉ số trên) và khi tim giãn ra để lượng máu được trở về tim và tác động vào thành tĩnh mạch, gọi là huyết áp tâm trương (chỉ số dưới). Trị số huyết áp phụ thuộc vào áp lực bơm máu của tim, vào sức co giãn của thành mạch máu và vào lượng máu trong cơ thể. Trị số huyết áp bình thường dao động từ 90/ 50 - 139/89mmHg, huyết áp mục tiêu là 120/80mmHg. Ở người bình thường chỉ số huyết áp là 139/ 90mmHg. Huyết áp thay đổi thường xuyên tùy theo các trạng thái về thời gian, hoạt động thể lực và cảm xúc. Cụ thể huyết áp thường bắt đầu tăng từ 5 - 10 giờ sáng, sau đó giảm và duy trì ở mức bình thường, về đêm khi không hoạt động gì huyết áp có thể giảm một số chỉ số nhất định nhưng vẫn thuộc dạng bình thường không ảnh hưởng xấu đến cuộc sống.
Hầu hết người huyết áp thấp sẽ đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi...
Huyết áp thấp là khi trị số đo huyết áp ≤ 90/50mmHg, hoặc giảm nhiều hơn 20mmHg so với trị số huyết áp của người bình thường. Tuy nhiên, để đánh giá trị số huyết áp, người được đo huyết áp phải nằm nghỉ khoảng 15 phút, trước đó không ăn uống gì, nhất là không uống thuốc trị tăng huyết áp hoặc một số thuốc có khả năng làm tụt huyết áp, ví dụ, thuốc điều trị tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến Xatral.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây huyết áp thấp, nếu huyết áp sinh lý, có thể do di truyền hoặc do sống ở vùng núi cao, nếu do bệnh lý, trước tiên là do nguyên nhân ở tim. Vì vậy, nếu có tổn thương tại tim có thể là nguyên nhân gây tình trạng huyết áp thấp. Bệnh lý tại tim có thể là rối loạn nhịp tim (tim đập nhanh, ngoại tâm thu…) làm cho huyết áp có thể giảm vì không có đủ thời gian để máu về tim lấp đầy khoảng trống giữa mỗi nhịp hoặc nhịp tim chậm quá mức bình thường. Nhưng nếu tim đập quá chậm (dưới 60 lần phút) sẽ làm tăng thời gian trong kỳ tâm trương trong khi máu vẫn chưa được đẩy vào hệ tuần hoàn. Bên cạnh đó, huyết áp thấp do bệnh ở tim, có thể gặp do các van tim (hở hoặc hẹp hoặc vừa hở vừa hẹp) làm cho dòng máu từ tim đi, về không ổn định, giảm lưu lượng máu gây huyết áp thấp. Ngoài ra, căng thẳng thần kinh (stress), môi trường ô nhiễm, nhiễm độc chất do nghề nghiệp hoặc do thực phẩm, thể lực yếu, suy dinh dưỡng, béo phì; hoặc do suy giảm hoạt động của tuyến giáp trạng làm cho cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng hoóc-môn c ủa tuyến giáp, hoặc do giảm đường máu gây hạ đường huyết (nếu hàm lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức 2,5mmol/l, có thể sẽ phải chịu đựng cảm giác mệt mỏi, run rẩy và vã mồ hôi) sẽ dẫn tới nguy cơ mắc chứng huyết áp thấp. Một số tác giả còn đề cập tới việc hàm lượng hemoglobin thấp. Khi hàm lượng hemoglobin thấp tức là dưới mức 9g/dl sẽ khiến cho lượng oxy vận chuyển tới não và tim bị suy giảm gây nên huyết áp thấp.
Biểu hiện như thế nào?
Huyết áp thấp cho dù là di truyền hay thường xuyên sống ở vùng cao hay do bệnh lý hoặc do tác động của một số yếu tố khác đều là làm giảm áp lực thành mạch, giảm lưu lượng máu cung cấp đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là máu lên não kém gây rối loạn tuần hoàn não hoặc đến tim kém sẽ gây thiếu máu cơ tim. Lúc này, hầu hết sẽ gặp phải tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, khó tập trung tư tưởng và dễ nổi cáu, một số người có cảm giác buồn nôn. Một số trường hợp vã mồ hôi nhưng vẫn cảm thấy lạnh. Sau khi khi lên cầu thang hoặc mang xách nặng thường bị thở dốc. Một số người da bị khô, nhăn, rụng tóc và có thể có thể giảm ham muốn tình dục.
Có thể uống cà phê vào buổi sáng, bởi vì cà phê có tác dụng co mạch làm nâng huyết áp lên
Biến chứng
Có khá nhiều biến chứng do huyết áp thấp gây ra. Vì vậy, người bị huyết áp thấp không được chủ quan. Biến chứng của huyết áp thấp là có thể làm giảm hoặc thậm chí mất trí nhớ, nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất xỉu nhất là khi thay đổi tư thế (đang ngồi đứng dậy…). Đặc biệt nguy hiểm là có thể gây tai biến mạch máu não (30% tai biến mạch máu não do huyết áp thấp). Huyết áp thấp có thể gây nhồi máu cơ tim (25% nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp).
Nguyên tắc điều trị như thế nào?
Nếu bị huyết áp thấp, do suy giảm hoạt động của tuyển giáp nên đi khám bệnh để xác định nguyên nhân. Trên cơ sở đó sẽ được điều trị nguyên nhân kèm theo tư vấn của bác sĩ. Thuốc để điều trị huyết áp thấp có thể dùng một số loại nhằm trợ tim mạch, tăng sức bóp của tim, nhưng cần có chỉ định của bác sĩ điều trị, người bệnh không được lạm dụng.
Với những người huyết áp thấp do di truyền hoặc những người sống ở vùng cao có thể sống bình thường suốt đời với chứng huyết áp thấp. Bởi vì, cơ thể con người có khả năng điều chỉnh huyết áp do các điểm tiếp nhận cảm áp là các tế bào thần kinh nhỏ trong động mạch gần tim giúp điều hòa huyết áp. Các điểm tiếp nhận này sẽ là khâu trung gian truyền tín hiệu đến các cơ quan như thận, động mạch, tĩnh mạch và tim để điều chỉnh tăng hoặc giảm huyết áp khi cần thiết. Vì vậy, chức năng của chúng là đảm bảo duy trì đủ máu đến các cơ quan và mô của cơ thể. Với các trường hợp này nên có vận động cơ thể đều đặn thường xuyên, bài bản, uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày (khoảng từ 1,5 - 2 lít). Trong các bữa ăn chính cần ăn thêm rau, canh, ăn thêm các loại tái cây có nhiều nước (dưa chuột, dưa hấu, cam, chanh…), nếu có thể, ăn mặn hơn người bình thường (uống thêm nước hoa quả ép, và nên thêm vào một chút muối, vì sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng hơn). Có thể uống cà phê vào buổi sáng, bởi vì cà phê có tác dụng co mạch làm nâng huyết áp lên
Hạn chế uống rượu vì rượu làm mất nước và làm giãn mạch. Không nên đứng quá lâu.