Khi đo huyết áp, nhất là với máy điện tử, chúng ta thường thấy hiện lên hai chỉ số là: Huyết áp tối đa - hay còn gọi là huyết áp tâm thu, và huyết áp tối thiểu - hay còn gọi là huyết áp tâm trương.
Huyết áp tâm thu (số đầu) là áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp. Huyết áp tâm trương (số dưới) phụ thuộc vào sức co bóp của tim và thể tích máu mỗi nhịp bóp. Huyết áp cao được định nghĩa là chỉ số tâm thu từ 130 trở lên và/hoặc chỉ số tâm trương từ 80 trở lên, theo hướng dẫn của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ.
Tiến sĩ Donald Lloyd-Jones, đồng tác giả của nghiên cứu, chủ tịch y học dự phòng tại Đại học Y khoa Feinberg thuộc Đại học Tây Bắc ở Chicago, cho biết: Ở người trẻ tuổi, cả hai chỉ số này đều quan trọng để dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong tương lai.
Nghiên cứu được công bố mới đây đã sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu của hơn 6 triệu người ở Hàn Quốc trong độ tuổi từ 20 - 39. Các nhà nghiên cứu đã phân tích nguy cơ đau tim, đột quỵ, suy tim hoặc tử vong liên quan đến tim mạch trong suốt 13 năm theo dõi. Kết quả cho thấy, những người chỉ có huyết áp tâm thu cao trong khoảng 130-139 có nguy cơ tăng 36% nguy cơ mắc các bệnh ti mach so với những người có huyết áp bình thường. Huyết áp tâm trương cao trong khoảng 80-89 nguy cơ tăng 32%. Đối với những người có cả số đo tâm thu cao và tâm trương cao, nguy cơ tăng 67%.
Những phát hiện này chứng minh sự cần thiết phải phân loại những người trẻ tuổi bị huyết áp cao: Có tâm thu cao, tâm trương cao hoặc cả hai để xác định chính xác hơn những người có nguy cơ cao sẽ được hưởng lợi từ thay đổi lối sống hoặc dùng thuốc hạ huyết áp.