Hà Nội

Huyền Như dùng “mồi nhử” vượt trần lãi suất để lừa đảo

17-12-2014 11:40 | Thời sự
google news

Hôm nay (17/12), tòa tiếp tục thẩm vấn các bị cáo về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

11h30: HĐXX kết thúc phiên làm việc sáng nay. Chiều nay Tòa làm việc lúc 13h30.

  • 11h20: Tham gia thẩm vấn, luật sư Vietinbank đặt một số câu hỏi liên quan đối với đại diện Công ty An Lộc như việc mở tài khoản phải thực hiện như thế nào? Về cô gái tên Lê Thị Thanh Phương có phải là nhân viên của An Lộc không? Việc gửi tiền vào Vietinbank có thỏa thuận giữa chị Phương và An Lộc hay không? An Lộc có bao nhiêu tài khoản ở Vietinbank…
  •  
  • Trả lời câu hỏi của luật sư với HĐXX, đại diện Công ty An Lộc liên tiếp đưa ra hàng loạt câu trả lời như: “không biết”, “không trả lời”…
  •  
  • Đối với việc chuyển tiền tài khoản mở ở Vietinbank khi chưa ký hợp đồng, đại diện An Lộc đưa ra lý giải: Là tài khoản thanh toán nên việc chuyển tiền là tự do của khách hàng.
  •  
  • Luật sư “vặn”: “Đây là tài khoản thanh toán? Vậy căn cứ nào để An Lộc tính lãi”?.
  •  
  • Đại diện An Lộc thông tin: “Xin không trả lời vấn đề này”.
  •  
  • Đối với câu hỏi của luật sư, việc An Lộc có hai tài khoản tại Vietinbank thì có mâu thuẫn không? Đại diện An Lộc cho rằng: “Tôi thấy không mâu thuẫn”.
  •  
  • Kết thúc câu hỏi với An Lộc, luật sư đưa ra vấn đề: “Đối với thủ tục mở tài khoản, hồ sơ của An Lộc thiếu giấy phép kinh doanh; việc mở tài khoản do công ty trực tiếp giao dịch với ngân hàng. Tuy nhiên tài khoản mà bị Huyền Như chiếm đoạt thì việc mở tài khoản của Công ty An Lộc thông qua Thanh Phương rồi đến tay Huyền Như có hợp lệ?.
  •  
  • “Từ chối trả lời”, đại diện An Lộc kết thúc thẩm vấn
  • 11h00: Theo HĐXX nhận định, vẫn bằng thủ đoạn “mồi nhử” vượt trần lãi suất, Huyền Như đã chiếm đoạt tài sản tài sản của Công ty An Lộc.
  •  
  • Tại tòa, Huyền Như khai nhận không làm việc trực tiếp với Công ty An Lộc đã đàm phán với chị Lê Thị Thanh Phương– làm ở ngân hàng tienphongbank.
  •  
  • Lãi suất chênh lệch Huyền Như không còn nhớ rõ nhưng, nhưng với chị Phương, Huyền Như khai trích tỉ lệ chênh lệch 1-2,5% nằm ngoài hợp đồng.
  •  
  • Đối với việc rút tiền, Huyền Như khai: Sử dụng lệnh chi giả, ký giả chữ ký của lãnh đạo công ty An Lộc để trả nợ.
  •  
  • Cơ quan tố tụng yêu cầu Huyền Như nói rõ về lời khai chi tiết trong việc chiếm đoạt tiền của Công ty An Lộc. Do Huyền Như không nhớ rõ hành vi nên buộc đại diện VKS công bố lại lời khai của Huyền Như tại cơ quan điều tra.
  •  
  • 10h40: Theo HĐXX nhận định, vẫn bằng thủ đoạn “mồi nhử” vượt trần lãi suất, Huyền Như đã chiếm đoạt tài sản tài sản của Công ty An Lộc.
  • Tại tòa, Huyền Như khai nhận không làm việc trực tiếp với Công ty An Lộc đã đàm phán với chị Thanh Phương– làm ở một ngân hàng khác. Lãi suất chênh lệch Huyền Như không còn nhớ rõ nhưng, nhưng với chị Phương, Huyền Như khai trích tỉ lệ chênh lệch 1-2,5% nằm ngoài hợp đồng.
  • Đối với việc rút tiền, Huyền Như khai: Sử dụng lệnh chi giả, ký giả chữ ký của lãnh đạo công ty An Lộc để trả nợ.

10h30: Nói đến số tài khoản của Công ty An Lộc, đại diện của công ty liên tiếp khiến chủ tọa phát cáu vì nói sai số tài khoản, khoản tiền gửi. “HĐXX cứ anh xem như trò đùa”, chủ tọa gắt. 10h15: HĐXX tiếp tục thẩm vấn việc chiếm đoạt tiền của Huyền Như tại Công ty An Lộc và Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông. Đại diện của Công ty An Lộc liên tục bị HĐXX nhắc nhở khi không đi vào vấn đề chính mà HĐXX muốn công ty này trình bày. Theo bản án sơ thẩm, Huyền Như đã dùng thủ đoạn chiếm đoạt của hai công ty này số tiền 550 tỷ đồng .

9h25: Cũng liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản của Công ty SBBS, trả lời HĐXX về vấn đề lãi suất, đại diện Vietinbank cho hay, thời điểm đó mức lãi suất là 14% và được niêm yết công khai. Đối với thỏa thuận vượt trần ngoài hợp đồng, đơn vị này hoàn toàn không biết. “Theo quy định, nếu biết có lãi suất vượt trần, chắc chắn ngân hàng sẽ từ chối mở tài khoản”, đại diện Vietinbank cho hay.

Làm rõ vấn đề về lãi suất vượt trần với số tiền 2,4 tỷ đồng theo thỏa thuận trong vụ lừa đảo này, Công ty SBBS nói rằng: “Con số tiền chi tiết, tôi không nhớ chính xác. Bản thân Công ty SBBS không biết hợp động ủy thác là giả, không biết chữ ký, con dấu giả. Nhận thức của Công ty SBBS đấy là hợp đồng thật”.

Đối với thắc mắc của luật sư phía Vietinbank, việc tại sao Công ty SBBS nhận lãi suất chênh mà không thông báo cho Vietinbank? Thì Công ty SBBS cho hay: “Không nhớ chính xác việc nhận tiền lãi chênh”.

HĐXX kết thúc thẩm vấn hành vi lừa đảo tại Công ty SBBS và chuyển sang thẩm vấn hành vi lừa đảo tại Công ty Bảo hiểm Toàn cầu.

Theo Huyền Như khai, thủ đoạn chiếm đoạt tài sản tại công ty này cũng được bị cáo thực hiện một cách tương tự như với Công ty SBBS.

HĐXX kết thúc thẩm vấn hành vi lừa đảo tại Công ty SBBS và chuyển sang thẩm vấn hành vi lừa đảo tại Công ty Bảo hiểm Toàn cầu.

Theo Huyền Như khai, thủ đoạn chiếm đoạt tài sản tại công ty này cũng được bị cáo thực hiện một cách tương tự như với Công ty SBBS.

9h20: Trả lời HĐXX về cách đưa tiền ra khỏi tài khoản, Huyền Như cho biết đã làm lệnh chi giả, trong đó có việc chuyển tiền qua tài khoản của bà Vũ Thị Thơm – mẹ chồng giao dịch viên Phạm Thị Tuyết Anh.

HĐXX dừng ngay thẩm vấn Huyền Như và xét hỏi Tuyết Anh để làm rõ việc chuyển tiền này.

Huyền Như trong xét xử phiên phúc thẩm sáng nay 17/12

Theo Tuyết Anh, việc tài khoản của bà Thơm được mở trước khi có việc chuyển tiền của SBBS. Việc mở tài khoản của bà Thơm là do sau khi sinh, Tuyết Anh bị sức ép về chỉ tiêu. Cũng theo Tuyết Anh, việc chuyển tiền vào tài khoản này là do Huyền Như nhờ để giúp khách hàng.

Tiếp tục làm rõ việc chuyển tiền vào tài khoản này, bà Thơm cho hay, bà hoàn toàn không biết sự việc cho đến khi cơ quan điều tra thông báo.

9h15: Tại tòa, Huyền Như cũng khai nhận đã làm giả 14 hợp đồng ủy thác giữa Vietinbank và Công ty SBBS. Như cũng đã làm giả chữ ký của Võ Anh Tuấn và Hà Tuấn Anh. Theo Huyền Như việc làm giả là để phục vụ cho mục đích chiếm đoạt tài sản. Đối với lệnh chi, Như cũng khai rằng, trong việc làm này, Như không bàn với giao dịch viên Tuyết Anh.

Tiếp tục trả lời thẩm vấn của luật sư, Huyền Như cho hay, để có được hợp đồng mở tài khoản này, Huyền Như đã phải chi cho Vũ Minh Hải 30 tỷ đồng. Theo Huyền Như, việc anh Hải và kế toán của Công ty SBBS chia nhau số tiền chênh lệch này như thế nào, Như không biết. Số tiền 30 tỷ Như cho biết là tiền của cá nhân.

9h05: Luật sư Nguyễn Thị Bắc, bảo vệ quyền lợi ngân hàng Vietinbank tham gia thẩm vấn Công ty SBBS.

Luật sư Nguyễn Thị Bắc: Công ty SBBS mở tài khoản tại Vietinbank chi nhánh TP HCM để làm gì?

Đại diện Công ty SBBS: Việc mở tài khoản thanh toán tại Vietinbank chi nhánh TP HCM để phục vụ mục đích kinh doanh.

Luật sư Nguyễn Thị Bắc: Vậy việc chuyển tiền vào tài khoản để làm gì?

Đại diện Công ty SBBS: Việc lưu chuyển tiền để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Luật sư Nguyễn Thị Bắc: Theo hợp đồng, đấy lãi suất là 14%. 4,2 tỷ đồng là lãi suất chênh?

Đại diện Công ty SBBS: Con số chi tiết tiền lãi, tôi không nhớ chính xác. Bản thân Công ty SBBS không biết hợp đồng ủy thác là giả, không biết chữ ký, con dấu giả. Nhận thức của Công ty SBBS đó là hợp đồng thật.

Luật sư Nguyễn Thị Bắc: Tại sao nhận lãi suất chênh mà không thông báo cho Vietinbank?

Đại diện Công ty SBBS: Không nhớ chính xác việc nhận tiền lãi chênh.

9h45: Theo Công ty SBBS, tổng số tài sản chuyển vào tài khoản là 225 tỷ đồng. Đại diện Công ty SBBS cũng cho hay đã một lần rút tài khoản 31/8/2011 số tiền 15 tỷ đồng. Số còn lại trong tài khoản là 210 tỷ đồng.

Cũng theo Công ty SBBS đối với tài khoản thanh toán, số tài khoản và số dư vẫn được giữ nguyên, hiện vẫn đang tồn tại.

8h35: Công ty SBBS cho hay: Thông qua một người tên Vũ Minh Hải, Huyền Như tiếp cận Vũ Thị Mỹ Linh – kế toán trưởng của Công ty SBBS để thỏa thuận gửi tiền.

Theo lời của Công ty SBBS, thỏa thuận giữa hai bên là ngoài lãi suất theo quy định còn có lãi suất ngoài hợp đồng.

Theo Công ty SBBS tài khoản của Công ty bày được mở tại Vietinbank chi nhánh TP HCM. Việc mở tài khoản theo Công ty SBBS đúng quy định với: giáy đề nghị mở tài khoản, đăng ký mẫu dấu, chữ ký; cung cấp quyết định thành lập công ty; quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng… Tên chủ tài khoản là Công ty SBBS. Tên chủ tài khoản là bà Joo – Tổng giám đốc.

Đối chất với Huyền Như tại tòa, siêu lừa khẳng định hồ sơ mở tài khoản của Công ty SBBS hợp lệ. Tuy nhiên theo Huyền Như, Công ty SBBS không đến mở tài khoản mà toàn bộ hồ sơ do Vũ Minh Hải cung cấp cho Huyền Như.

Đại diện Vietinbank tại tòa cũng khẳng định bộ hồ sơ mở tài khoản này hoàn toàn hợp lệ.

8h10: HĐXX bắt đầu tiến hành ngày làm việc thứ 3. HĐXX tiếp tục thẩm vấn các bên liên quan trong hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Huyền Như tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Saigonbank – Berjaya (SBBS).

Công ty SBBS kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm về vấn đề bồi thường dân sự đối với công ty này. Theo án sơ thẩm, Huyền Như là người phải bồi thường 210 tỷ đồng cho Công ty SBBS.

7h50: Thư ký phiên tòa yêu cầu những người tham dự phiên tòa, những người tham gia tố tụng vào phòng xử. Các bị cáo được tại ngoại cũng đã có mặt trong phòng xét xử.

7h45: xe chở các bị cáo bị tạm giam trong vụ án lừa đảo “khủng” của Huyền Như đến sân tòa. Huyền Như và đồng phạm được dẫn giải vào phòng chờ xử.

Huyền Như được dẫn giải vào phòng chờ xử.

Ngày 16/12, Tòa phúc thẩm, TAND TP HCM tiếp tục đưa Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm ra xét xử.

Trong ngày làm việc thứ nhất, Tòa đã hoàn tất thủ tục dự tòa đối với những người tham gia tố tụng. Đại diện VKS Tối cao thực hiện quyền công tố tại tòa đang công bố bản án sơ thẩm công bố hành vi sai phạm và tội danh của các bị cáo.

Trong ngày thứ 2, VKS đã công bố phần còn lại của bán án và HĐXX đã thẩm vấn các bị cáo trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt 4.000 tỷ đồng.

 

Trong hàng loạt tài sản của Huỳnh Thị Huyền Như bị kê biên phải kể đến số lượng bất động sản “khủng” như: thửa đất rộng hơn 4.700m2 tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang; Căn hộ thuộc Tháp Ruby 1 (quận Bình Thạnh, TP HCM).

Ngoài ra, Huyền Như còn bị kê biên hàng loạt căn hộ tại khu chung cư Orient Apartment, căn biệt thự Villa H2 The Nam Hải tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; biệt thự thuộc dự án The Garland (quận 9, TP HCM)…

Số bất động sản này của Huyền Như thấp nhất không dưới 10 tỷ đồng.

Sổ tiết kiệm trị giá gần 83 tỷ đồng của Huyền Như cũng bị phong tỏa; ba xe ô tô hiệu: Civic, Lexus, Toyota Zace GL...

Một góc trong căn Villa trị giá 43 tỷ đồng

 

 


Ý kiến của bạn