Huyền bí lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn

28-09-2023 15:02 | Văn hóa – Giải trí

SKĐS - Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn lần thứ 2 được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia. Theo quan niệm của người Pà Thẻn, nhảy lửa là một nghi lễ để đón thần thánh xuống trần gian phù hộ cho dân làng thêm sức khoẻ, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt...

Lễ nhảy lửa Pà Thẻn, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, Tuyên Quang.

Lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) vừa được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia vào tối 26/9. Trước đó, di sản này đã được công nhận ở xã Tân Bắc, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang.

Lễ nhảy lửa Pà Thẻn lần thứ 2 được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh 2.

Theo gia phả người Pà Thẻn để lại, việc nhảy lửa nhằm truyền dạy cho con cháu đời sau cách để xua đi nỗi sợ hãi, yếu đuối; kết hợp với các bài cúng, bài chú xin sức mạnh từ thần linh giúp cho những người can đảm, mạnh mẽ nhảy được vào đống lửa thiêng.

Lễ nhảy lửa Pà Thẻn lần thứ 2 được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh 3.

Đây là một nghi lễ đón thần thánh xuống trần gian cùng vui với dân làng, có ý nghĩa tượng trưng cho việc các vị thần xuống trần gian tắm nước và phù hộ cho dân làng thêm sức khoẻ, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt.

Lễ nhảy lửa Pà Thẻn lần thứ 2 được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh 4.

Để chuẩn bị cho lễ nhảy lửa, ngay từ buổi chiều, những người tham gia nhảy lửa gánh củi về, đốt ở ngoài sân. Điều kiện để có thể chủ trì lễ nhảy lửa là thầy cúng phải cao tay, biết cúng và biết dùng các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc để gọi “thần thánh” xuống trần gian, hoá thân vào những người có khả năng và được phép nhảy lửa.

Lễ nhảy lửa Pà Thẻn lần thứ 2 được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh 5.

Lễ nhảy lửa thường diễn ra khi mọi công việc đồng áng đã xong, vào khoảng ngày 16/10 âm lịch năm trước đến 16/1 âm lịch năm sau. Nghi lễ được tổ chức ở một khoảng sân rộng ở thôn và chia làm hai phần, cúng trước khi mặt trời lặn diễn ra khoảng 3 - 4 tiếng và nhảy lửa sau khi trời tối diễn ra trong khoảng 1 tiếng.

Hình ảnh lễ hội nhảy lửa người Pà Thẻn, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang:

Lễ nhảy lửa Pà Thẻn lần thứ 2 được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh 6.

Lễ nhảy lửa Pà Thẻn lần thứ 2 được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh 7.

Những người tham gia nhảy lửa sẽ thay nhau nhảy vào đống than hồng. Họ dùng cả tay và chân trần nhảy, "phá" cho tới khi tàn lửa.

Lễ nhảy lửa Pà Thẻn lần thứ 2 được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh 8.

Lễ nhảy lửa Pà Thẻn lần thứ 2 được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh 9.

Điều đặc biệt là sau khi nhảy vào lửa, chân tay họ không hề bị bỏng, đau đớn hay trầy xước.

Lễ nhảy lửa Pà Thẻn lần thứ 2 được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh 10.

Nhảy lửa là một lễ hội độc đáo mang đậm nét huyền bí, hoang sơ của dân tộc Pà Thẻn.

Lễ nhảy lửa Pà Thẻn lần thứ 2 được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh 11.

Lễ nhảy lửa Pà Thẻn lần thứ 2 được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh 12.

Thông thường, có khoảng từ 8 đến 10 người tham gia nhảy lửa, họ là những thanh niên khỏe mạnh trong bản.

Lễ nhảy lửa Pà Thẻn lần thứ 2 được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh 13.

Lễ nhảy lửa Pà Thẻn lần thứ 2 được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh 14.

Kết thúc, thầy cúng sẽ giải lễ cho những người tham gia nhảy lửa để họ trở về là người thường. Tương truyền, nếu thầy cúng không giải lễ mà để cho học trò ra về thì khi về tới nhà có đống lửa nào là người đó cứ nhảy vào phá hết đống lửa đó.

Lễ nhảy lửa Pà Thẻn lần thứ 2 được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh 15.

Lễ hội nhảy lửa truyền thống của dân tộc Pà Thẻn là minh chứng cho sức mạnh, cho quá trình lao động, chế ngự thiên nhiên để sinh tồn và phát triển của con người. Đây không chỉ là ngày vui của người Pà Thẻn, không chỉ có ý nghĩa gắn kết cộng đồng mà còn bảo lưu được rất nhiều giá trị văn hóa truyền thống từ đời này qua đời khác.


Tuấn Anh
Ý kiến của bạn