Huy động đa dạng nguồn lực nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người dân tại cộng đồng

20-06-2023 16:22 | Y tế

SKĐS - Chính phủ Việt Nam ưu tiên Chăm sóc Sức khỏe Ban đầu (CSSKBĐ) như là một trong những biện pháp để đạt được bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân một cách đầy đủ và toàn diện.

Sáng 20/6, tại Long An đã diễn ra lễ ký kết Biên bản Ghi nhớ giữa Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở (GSD); Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế và Chương trình Chăm sóc Sức khỏe - Novartis Việt Nam hợp tác triển khai các hoạt động tăng cường dịch vụ y tế tuyến cơ sở nhằm nâng cao Chăm sóc sức khỏe ban đầu và quản lý bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng theo chiến lược và chương trình của Bộ Y tế.

Dự lễ ký kết có nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phạm Tấn Hòa cùng các đại biểu đến từ Bộ Y tế, Ngân hàng thế giới...

Huy động đa dạng nguồn lực nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người dân tại cộng đồng - Ảnh 1.

PGS.TS Nguyễn Trường Sơn - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tể và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Phạm Tấn Hòa, Chủ tịch Novartis Y tế Toàn cầu - Lutz Hegemann cùng các đại biểu chứng kiến lễ ký kết Biên bản Ghi nhớ về tăng cường y tế cơ sở nâng cao chăm sóc sức khoẻ ban dầu và quản lý bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng

Thông tin tại buổi lễ cho biết, Chính phủ Việt Nam ưu tiên Chăm sóc Sức khỏe Ban đầu (CSSKBĐ) như là một trong những biện pháp để đạt được bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân một cách đầy đủ và toàn diện. Bộ Y tế là cơ quan chính chịu trách nhiệm triển khai các chính sách và ưu tiên nhằm phát triển hệ thống y tế cơ sở trong tình hình mới, và đã chỉ định Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế thực hiện việc huy động các nguồn lực để hợp tác và triển khai các dự án hợp tác trong lĩnh vực này.

Phát biểu tại lễ ký kết, PGS.TS Phan Lê Thu Hằng – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Giám đốc Dự án GSD của Bộ Y tế cho biết, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nói chung và nâng cao năng lực cho hệ thống y tế cơ sở tại các địa phương, Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế đã cùng với đối tác triển khai hợp tác sáng kiến Tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Việt Nam giai đoạn 2019-2022.

Thông qua sáng kiến hợp tác này, 281.000 người dân tại 7 tỉnh/thành của Việt Nam đã được cung cấp dịch vụ truyền thông giáo dục sức khỏe và khám sàng lọc nguy cơ tăng huyết áp và tiền đái tháo đường, 1.434 cán bộ y tế tuyến cơ sở đã được đào tạo nâng cao năng lực dự phòng và quản lý bệnh không lây nhiễm. Sáng  kiến hợp tác này được đánh giá là một mô hình sáng tạo trên cả 2 bình diện, kỹ thuật và quản trị. 

Về mặt kỹ thuật, sáng kiến hợp tác đã phát huy hiệu quả rất cao trên thực địa, khắc phục được những hạn chế mà nhiều can thiệp quản lý các bệnh không lây nhiễm tại tuyến y tế cơ sở hiện đang gặp phải tại nhiều địa phương.

Huy động đa dạng nguồn lực nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người dân tại cộng đồng - Ảnh 2.

PGS.TS Phan Lê Thu Hằng – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Giám đốc Dự án GSD của Bộ Y tế phát biểu giới thiệu về Dự án và các lĩnh vực hoạt động ưu tiên giai đoạn 2023-2025

Để nhân rộng mô hình hợp tác được đánh giá là rất hiệu quả này góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ CSSKBĐ và hiệu suất sử dụng dịch vụ y tế của mạng lưới y tế cơ sở tại Việt Nam thông qua việc hỗ trợ cải thiện các dịch vụ y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe, khám chữa bệnh ban đầu; ưu tiên các đối tượng là bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, người dân ở vùng khó khăn, dân tộc thiểu số góp phần đảm bảo sức khỏe, nâng cao tuổi thọ và cải thiện chất lượng sống của người dân, Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ tuyến cơ sở và Chương trình Chăm sóc Sức khỏe đã thảo luận và thống nhất triển khai ký kết Biên bản Ghi nhớ về hợp tác, phối hợp các hoạt động tại tuyến y tế cơ sở thuộc địa bàn Dự án nhằm nâng cao chăm sóc sức khỏe ban đầu và quản lý bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng.

Nội dung hợp tác trong Bản Ghi nhớ giữa hai bên tập trung vào các hoạt động:

  1.  Truyền thông giáo dục sức khỏe cho người dân trong cộng đồng;
  2. Tổ chức các hoạt động sàng lọc và chẩn đoán;
  3.  Ưu tiên thí điểm tổ chức quản lý bệnh tim mạch;
  4.  Quản lý ca bệnh theo nguyên tắc lấy con người làm trung tâm qua các hoạt động tập huấn và truyền thông, quản lý ca bệnh dựa trên kết quả khám sàng lọc, ứng dụng công nghệ thông tin;
  5.  Tiến hành các hoạt động theo dõi và đánh giá (M&E).

"Sáng kiến hợp tác đã đảm bảo hiệu quả mục tiêu 3 không: không bỏ lọt đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm thông qua can thiệp sàng lọc chủ động và sàng lọc cơ hội; không bỏ sót đối tượng mắc các bệnh không lây nhiễm qua việc đảm bảo toàn bộ các đối tượng nghi ngờ qua sàng lọc đều được gửi tới dịch vụ chẩn đoán xác định; và không mất dấu bệnh nhân thông qua hệ thống thông tin 2 chiều hiệu quả giữa Trung tâm Y tế huyện và các Trạm Y tế cấp xã.

Về khía cạnh quản trị, sáng kiến hợp tác này được xem có tính tiên phong trong việc khuyến khích sự hợp tác rộng rãi giữa Ngành Y tế với các bên liên quan hướng tới mục tiêu chung là nâng cao hiệu quả mạng lưới CSSKBĐ tại Việt Nam"- PGS.TS Phan Lê Thu Hằng nhấn mạnh.

Huy động đa dạng nguồn lực nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người dân tại cộng đồng - Ảnh 3.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại lễ ký kết, ông Phạm Tấn Hoà- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An nêu rõ, trong thời gian qua, tỉnh Long An tập trung đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm do các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần. Tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Kế hoạch Quốc gia Phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025.

Ông Lutz Hegemann - Chủ tịch Novartis Y tế Toàn cầu phát biểu

Tổng kết chương trình, trong 2 năm 2021-2022, Long An đã tổ chức thành công 600 buổi khám sàng lọc, tuyên truyền giáo dục sức khỏe với 30.000 người dân tham gia.

Qua đó, phát hiện được 5.337 người có nguy cơ mắc Tăng huyết áp (chiếm 17,79%) và 1.866 người có nguy cơ mắc Đái tháo đường (chiếm 6,22%), góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động khám sàng lọc, tuyên truyền giáo dục sức khỏe bệnh Tăng huyết áp và Đái tháo đường;

Huy động đa dạng nguồn lực nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người dân tại cộng đồng - Ảnh 4.

Long An là tỉnh đầu tiên thực hiện khởi động, triển khai Chương trình “Cùng sống khỏe”

Đặc biệt, trong năm 2023, Bộ Y tế và đối tác đã chọn tỉnh Long An là tỉnh đầu tiên thực hiện khởi động, triển khai Chương trình "Cùng sống khỏe" và Dự án "Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở"

Huy động đa dạng nguồn lực nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người dân tại cộng đồng - Ảnh 5.

Bà Nguyễn Thùy Anh Chủ nhiệm dự án GSD phát biểu

Tại lễ ký kết, bà Nguyễn Thùy Anh, chủ nhiệm Dự án GSD bày tỏ: Chúng tôi hy vọng rằng hoạt động trong khuôn khổ hợp tác này, cùng với những thành tựu của Dự án y tế cơ sở sẽ xây dựng được một hình mẫu tiêu chuẩn để áp dụng không chỉ trong địa bàn các tỉnh của dự án mà còn có thể nhân rộng trên các địa bàn khác trên toàn quốc.

UBND các tỉnh, thành phố công bố hết dịch COVID-19 trên địa bàn theo thẩm quyền UBND các tỉnh, thành phố công bố hết dịch COVID-19 trên địa bàn theo thẩm quyền

SKĐS - UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện việc rà soát tình hình dịch bệnh, công bố hết dịch COVID-19 trên địa bàn theo thẩm quyền trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Y tế và quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.


Thái Bình
Ý kiến của bạn