Hương Khê là một huyện miền núi của tỉnh Hà Tĩnh, có 4 dân tộc Thổ, Thái, Kinh, Chứt với 293 hộ, 1.061 nhân khẩu là đồng bào các dân tộc thiểu số. Kinh tế của Hương Khê chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp, kết hợp với trồng cây ăn quả, cây cao su, chăn nuôi… Nhiều xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Đến nay, mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số đạt 32,2 triệu đồng/người/năm; 100% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố.
Để thực hiện thành công Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719) ở các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, huyện Hương Khê không chỉ thực hiện công tác cấp gạo cứu đói, mà còn hỗ trợ vốn vay ưu đãi để đồng bào tập trung sản xuất. Các cấp ngành cũng nỗ lực triển khai nhiều dự án tích cực như giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; xây dựng các công trình điểm trường mầm non với tổng mức đầu tư 2 tỷ đồng, đường giao thông nông thôn 1,75 tỷ đồng…
Bên cạnh đó, huyện cũng triển khai nhiều hoạt động thiết thực để giúp đỡ hộ nghèo, cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn bằng nhiều hình thức như: Hỗ trợ vay vốn, tiếp cận chính sách, tập huấn, giúp đỡ ngày công, con giống, cây giống, kết nối tiêu thụ nông sản.
Từ nguồn chính sách hỗ trợ, địa phương đã tập trung hướng dẫn cho đồng bào thực hiện sản xuất theo tinh thần ổn định phát triển lâu dài, từng bước xóa đói giảm nghèo, đạt nhiều kết quả nổi bật. Mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số hiện nay đạt 32,2 triệu đồng/người/năm; 100% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 100% trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố…
Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê Trần Quốc Bảo cho biết, thực hiện Chương trình MTQG 1719 huyện Hương Khê triển khai một số dự án quan trọng, cấp thiết như Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, nhất là nhóm dân tộc thiểu số ít người gặp rất nhiều khó khăn.
Đồng hành cùng đồng bào DTTS, tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai kịp thời, đồng bộ các cơ chế, chính sách giảm nghèo của Trung ương. Trong đó thực hiện hiệu quả các chính sách, an sinh xã hội như hỗ trợ tiền điện, hỗ trợ bảo hiểm y tế, hỗ trợ học tập, học phí, hỗ trợ các thành viên hộ nghèo, người có công với cách mạng và một số chính sách hỗ trợ đột xuất khác.
Hà Tĩnh cũng thể chế hóa nhiều chính sách giảm nghèo phù hợp với thực tế của địa phương, có nhiều biện pháp, giải pháp mang tính đột phá trong thực hiện công tác giảm nghèo, nhất là việc huy động nguồn lực xã hội hóa từ các doanh nghiệp và toàn xã hội để thực hiện Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh bão, lũ, nhà ở kiên cố cho người có công, hộ nghèo, hộ bị thiệt hại do thiên tai, hỗ trợ học sinh nghèo đạt điểm cao học đại học.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Chương trình vinh danh Vì sự phát triển dược liệu Việt.