Hướng đi mới trong phòng chống ung thư

26-06-2015 09:06 | Y học 360

SKĐS - Tế bào sống phải truyền tải thông tin cực nhanh và hiệu quả từ bên ngoài tới các nhân tế bào bên trong để cơ thể chúng ta đưa ra những hành động. Nhưng hệ thống thông tin này lại có thể tự mở cửa cho các đột biến và từ đó có thể gây ra bệnh ung thư

Tế bào sống đòi hỏi rất nhiều tới kỹ năng giao tiếp: nó phải truyền tải thông tin cực nhanh và hiệu quả từ bên ngoài tới các nhân tế bào bên trong để cơ thể chúng ta đưa ra những hành động. Nhưng hệ thống thông tin cực nhanh này lại có thể tự mở cửa cho các đột biến và từ đó có thể xảy ra một “cuộc tấn công thư rác” hình thành nên bệnh ung thư.

Bệnh ung thư xuất hiện từ đâu?

Từ cách hoạt động này của tế bào mà GS Rony Seger và các đồng nghiệp tại Khoa điều tiết sinh học thuộc Viện nghiên cứu khoa học Weizmann (Israel) đã tìm ra một cách để đóng sập cánh cửa thông tin trước khi nó chạm tới nhân tế bào. Các kết quả ban đầu đã hứa hẹn phương pháp này có thể được sử dụng để điều trị một số căn bệnh ung thư khác nhau, đặc biệt là những dạng ung thư đã hình thành khả năng đề kháng với cách điều trị hiện nay.

 

Viện nghiên cứu khoa học Weizmann (Israel), nơi tìm ra cách để chống ung thư

Vậy khi đóng cánh cửa này, tế bào sẽ làm gì để nắm bắt được thông tin? Các nhà khoa học cho biết tế bào sẽ sử dụng chất đạm có trong cơ thể. Theo cách này, tế bào đã gửi thông tin khá trơn tru và nó có thể truyền tin xuyên qua một lớp màng nhầy bao quanh các tế bào cũng như những thông tin ngoài nhân tế bào ở khoảng cách xa và cuối cùng thông tin cũng được truyền tới đích.

Toàn bộ hệ thống thông tin màng đến hạt nhân được gọi là “đường truyền tín hiệu tế bào”. Có khoảng 15 đường truyền khác nhau dùng để chuyển tin nhắn nội bộ của chính của tế bào. GS Seger xác định rằng có một số các chất đạm đã tham gia vào những đường truyền này, đặc biệt là một đường truyền gọi là “Thác MAPK/ERK”, có liên đới tới bệnh ung thư. Sự rối loạn/suy giảm của đường truyền này đã cho thấy ở khoảng 85% của tất cả các loại bệnh ung thư. Trong các tế bào bình thường, các thông điệp ở các chất đạm dạng này thường truyền dọc theo các gai thần kinh: chất đạm cuối sẽ đi vào nhân tế bào, chuyển giao bản sao và trượt ra ngoài một lần nữa. Nhưng sau những đột biến nhất định, thông điệp hữu dụng trước đó đã trở thành “thư rác”, tin nhắn được gửi cấp tập tạo thành “hộp thư rác”. Phản ứng của cơ thể để “tấn công thư rác” có thể trở thành thảm họa bởi trong những trường hợp tin nhắn như thế thì nó sẽ sinh trưởng hoặc phân chia lên gấp nhiều lần, kết quả là tạo ra bệnh ung thư.

Hướng mới cho phòng chống ung thư

GS Rony Seger (người thứ hai từ bên trái) và các đồng nghiệp tại Viện Weizmann (Israel)

Bước quan trọng trong đường truyền này là khi một phân tử được gọi là ERK trải qua một chuyển đổi cho phép nó truyền đi thông qua màng bao quanh hạt nhân tế bào. GS Seger đã nghiên cứu sâu về bước đi này, ông đã khám phá ra một phức hợp quá trình phải diễn ra ở ERK khi thông điệp đi ngang qua. “Bộ lọc thư rác” hạt nhân hiệu quả trên đường truyền ERK đã tham gia vào việc khóa bước này, vì thế nó sẽ ngăn ngừa “các thông điệp” ERK khi nó sắp đi vào nhân tế bào. GS Seger và các đồng nghiệp đã thiết kế ra một loạt các phân tử nhỏ đưa vào tế bào và khóa sự chuyển giao các phân tử ERK. Theo cách này, GS Seger cùng cộng sự thử nghiệm trên các tế bào ung thư khác nhau và cho ra kết quả rất khả quan, thậm chí nhiều tế bào ung thư đã bị tiêu diệt. Ông Seger nói rằng các tế bào ung thư bị “nghiện” các dòng chảy tín hiệu ERK. Vì thế khi bị ngắt tín hiệu này thì những tế bào ung thư sẽ chết. Điều quan trọng và khá vui mừng là phân tử này không làm ảnh hưởng đến các tế bào bình thường mà nó chỉ chú trọng vào quá trình ung thư, do vậy nó sẽ để lại ít tác dụng phụ hơn là các loại thuốc hóa trị hiện thời. Trong nghiên cứu bệnh ung thư ở chuột, GS Rony Seger cho biết phân tử thuốc này hoạt động tốt hơn trong cơ thể chuộc so với trong môi trường nuôi cấy. Tế bào ung thư biến mất chỉ trong vài ngày và không quay trở lại. Thêm một ưu điểm nữa là các phân tử thuốc này không hủy hoại ERK mà chỉ chặn đứng nó tiến vào nhân tế bào.

Có khả năng trị dứt điểm ung thư da?

Chế độ ăn sạch

Một trong những bệnh ung thư mà phân tử đã nhổ sạch rễ tế bào ung thư trong các thí nghiệm đó căn bệnh ung thư da chết người, với rất ít ca mà trước đó ghi nhận là được chữa khỏi. Những loại thuốc trị u ác tính hiện đang sử dụng, theo GS Seger, thường chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn và sau đó bệnh ung thư trở nên kháng thuốc. GS Seger đã đưa ra một phân tử mới thêm vào phác đồ thuốc, luân phiên với những thứ khác mà không phát triển sự kháng thuốc. Những phân tử này đã triệt hạ các tế bào ung thư và nhiều bệnh đã cho thấy dấu hiệu bệnh suy thoái nếu như không muốn nói là các tế bào ung thư đã bị hủy diệt toàn diện. Phương pháp thiết kế các phân tử nhỏ có thể đi vào thẳng vào những tế bào bên trong và chặn đứng các thông điệp cụ thể trước khi chúng thành “thư rác” và sẽ hữu dụng để điều trị các căn bệnh khác ngoài bệnh ung thư.

GS Seger cho biết mỗi đường truyền đều kết hợp với một loại bệnh khác nhau. Quan trọng là phải tìm ra những phân tử có thể chọn lọc mục tiêu. Ông Rony Seger và nhóm nghiên cứu của mình hiện đang thử nghiệm với các phân tử khác để tiến tới chặn đứng các đường truyền khác, một trong số đó là sự kết giao với bệnh tự miễn dịch.

Phan Bình (Health and Science 2015)

 

45-3: Ăn nhiều rau ăn lá sẽ làm giảm tỷ lệ suy giảm khả năng nhận thức ở người cao tuổi


Ý kiến của bạn