Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo

17-09-2024 11:33 | Y tế
google news

SKĐS - Chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân bằng phương pháp Kangaroo (Kangaroo Mother Care — viết tắt là KMC) bao gồm 3 thành phần chính là tiếp xúc da kề da, trẻ bú sữa mẹ sớm và được theo dõi chặt chẽ

Bệnh truyền nhiễm hay mắc ở trẻ em khi giao mùaBệnh truyền nhiễm hay mắc ở trẻ em khi giao mùa

SKĐS - Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thường là các loại vi khuẩn, virus. Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn vì hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện và bé có xu hướng đưa mọi thứ vào miệng trong khi tay chưa được rửa sạch.

Giải pháp tối ưu chăm sóc trẻ sinh non

Ngày 25/7/2024, Bộ Y tế đã có quyết định ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật chăm sóc trẻ băng phương pháp Kangaroo". Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế là đơn vị trực tiếp soạn thảo hướng dẫn này. Tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật chăm sóc trẻ băng phương pháp Kangaroo" được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi toàn quốc.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành và thay thế Quyết định số 4674/QĐ-BYT ngày 10/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về phê duyệt tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn thực hiện chăm sóc trẻ bằng phương pháp căng gu ru tại các tuyến y tế".

Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, sinh non hoặc nhẹ cân không những là nguyên nhân gây tử vong sơ sinh hàng đầu ở nước ta mà còn có nguy cơ để lại nhiều đi chứng nặng nề cho trẻ như các bệnh về mắt, tai, bệnh lý hô hấp, tuần hoàn, chuyển hóa và chậm phát triển thể chất, tâm thần, vận động. Bên cạnh các can thiệp có tính chiến lược giảm tỉ lệ sinh non hoặc nhẹ cân thì việc chăm sóc phù hợp trẻ sinh non, nhẹ cân là hết sức quan trọng nhằm cứu sống và giảm các di chứng lâu dài.

Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo- Ảnh 2.

Chăm sóc trẻ băng phương pháp Kangaroo.

Chăm sóc trẻ sinh non, nhẹ cân bằng phương pháp Kangaroo (Kangaroo Mother Care — viết tắt là KMC) bao gồm 3 thành phần chính: Một là tiếp xúc da kề đa kéo dài với mẹ hoặc người thân trong gia đình (thời gian ít nhất 20 giờ mỗi ngày và thời gian ngắt quãng mỗi lần không quá 30 phút) cho đến khi trẻ được 40 tuần hiệu chỉnh;

Hai là, trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn thông qua việc bú mẹ trực tiếp hoặc các phương pháp cho ăn sữa mẹ khi trẻ chưa bú được như ăn qua ống thông đạ dày, ăn bằng cốc hoặc thìa; Ba là trẻ được theo dõi chặt chẽ và xuất viện sớm.

KMC được áp dụng từ năm 1978 ở Colombia và đến nay đã được xem như là một phương pháp chăm sóc thường quy. KMC được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo thực hiện ở tất cả các cơ sở y tế cho trẻ sinh non, nhẹ cân nhằm giảm tỉ lệ tử vong và bệnh tật.

Mục đích thực hiện kỹ thuật KMC: giúp duy trì mối quan hệ gắn bó mẹ con và hỗ trợ cho các nhu cầu thiết yếu của trẻ sinh non như giữ ấm, tránh hạ thân nhiệt, bú mẹ sớm, nhanh chóng ổn định hô hấp và tuần hoàn sau sinh, tăng dung nạp sữa, tác động tích cực đến sự phát triển thể chất và hệ thần kinh của trẻ, giảm các nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh; đồng thời, giúp bà mẹ giảm căng thẳng, tăng tỉ lệ bú mẹ thành công, co hồi tử cung nhanh và giảm nguy cơ băng huyết sau sinh.

Quy trình kỹ thuật Kangaroo

Cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu sẽ tư vấn cho bà mẹ và gia đình về ích lợi và cách thực hiện KMC cho trẻ sinh non/nhẹ cân. Trẻ sơ sinh và bà mẹ được chăm sóc, theo dõi các dấu hiệu sinh tồn trongnhững giờ đầu sau sinh theo Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Hướng dẫn bà mẹ đặt trẻ vào tư thế Kangaroo, cho trẻ tiếp xúc đa kề da ít nhất 20/24 giờ mỗi ngày, thời gian ngắt quãng mỗi lần không quá 30 phút. Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú mẹ trong tư thế Kangaroo. Đối với trẻ ăn sữa mẹ qua ống thông hoặc ăn bằng cốc và thìa, hướng dẫn bà mẹ mát xa vú, vắt sữa băng tay hoặc băng máy hút sữa và cho ăn sữa mẹ hoàn toàn.

Trường hợp không có sữa mẹ thì sử dụng sữa mẹ thanh trùng từ ngân hàng sữa mẹ, nếu không có sữa mẹ thanh trùng thì mới sử dụng sữa công thức theo chỉ định của y, bác sĩ.

Hướng dẫn bà mẹ tiếp tục chăm sóc Kangaroo tại nhà sau khi được về nhà cho đến khi trẻ đạt ít nhất 40 tuần hiệu chỉnh. Hướng dẫn bà mẹ đưa trẻ tái khám theo quy định.

Hướng dẫn thực hiện kỹ thuật chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo- Ảnh 3.

Da kề da là một trong các khâu của chăm sóc trẻ băng phương pháp Kangaroo.

Thực hiện chuyển viện an toàn với trẻ < 34 tuần, < 1.800 gam (hoặc < 32 tuần, < 1. 500 gam với nơi có đủ nhân lực thực hiện). Các bệnh lý liên quan đến trẻ sinh non vượt khả năng điều trị của cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu. Cho trẻ tiếp xúc da kề da với bà mẹ hoặc thành viên trong gia đình trong suốt quá trình chuyến viện đối với các trẻ tự thở được. Tốt nhất là chuyển trẻ cùng mẹ, khuyến khích bà mẹ cho con bú mẹ hoặc vắt sữa cho ăn qua ống thông dạ dày, qua cốc hoặc thìa nếu trẻ chưa bú được trong suốt thời gian chuyển viện.

Trẻ sơ sinh và bà mẹ được chăm sóc, theo dõi các dấu hiệu sinh tồn trong những giờ đầu sau sinh theo Hướng dẫn quốc gia vê các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tiếp tục thực hiện tiếp xúc da kề da với bà mẹ hoặc thành viên trong gia đình khi chuyển trẻ vê phòng hậu sản, không suy hô hâp, không có bệnh lý nặng. Duy trì chăm sóc Kangaroo cho đến khi xuất viện.

Trẻ được cho ra viện khi ổn định và bà mẹ tự tin chăm sóc trẻ theo các tiêu chuẩn như sau: Tuổi hiệu chỉnh > 34 tuần và cân nặng > 1.500 gam; Không còn biểu hiện bệnh lý; Bú mẹ tốt, tăng cân: ít nhất 15-20 gam/kg mỗi ngày và trong ít nhất 3 ngày liên tiêp; Không có cơn ngưng thở trong 7 ngày liên tục trước khi ra viện; Thân nhiệt ổn định trong 3 ngày liên tục; Mẹ tự thực hiện được chăm sóc trẻ băng phương pháp Kangaroo tại nhà và nhận biệt được các dấu hiệu nguy hiểm để đưa trẻ đi đến cơ sở y tế khám kịp thời.

VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TPHCMVNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TPHCM

Với kinh nghiệm tiêm chủng vắc xin nhiều năm của hệ thống tiêm chủng uy tín hàng đầu, VNVC là đơn vị chủ lực cùng Sở Y tế TP HCM trong chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ em 1-10 tuổi.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Những yếu tố nào khiến chúng ta gặp tình trạng lão suy sớm hơn? | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn