Hướng dẫn quy định phòng, chống HIV/AIDS thích ứng với tình hình mới

09-10-2023 14:28 | Xã hội

SKĐS – Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) và UNAIDS vừa tổ chức hội thảo 'Đóng góp ý kiến cho Dự thảo nghị định quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống HIV/AIDS'.

Hội thảo đã cập nhật các hướng dẫn, quy định hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để thích ứng trong tình hình mới trong bối cảnh COVID-19, đồng thời tham vấn, thu thập các ý kiến đóng góp của các đại biểu, cơ quan tổ chức cho dự thảo Nghị định Quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

PGS.TS Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, sau một thời gian triển khai các văn bản quy phạm pháp luật cũng như hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mới ra đời, nên việc sửa đổi, thay thế các quy định cũ không phù hợp với thực tế trong phòng, chống HIV/AIDS là hết sức cần thiết.

photo-1696835139366

PGS.TS Phạm Đức Mạnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS phát biểu tại hội thảo.

Sau khi Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) được thông qua năm 2006, Bộ Y tế đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành các Nghị định bao gồm:

- Nghị định 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

- Nghị định 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về Quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Nghị định 75/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về Quy định điều kiện thực hiện xét nghiệm HIV;

Kết quả thực hiện của các Nghị định đã tạo được những hành lang pháp lý thuận lợi trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, nhưng cũng gặp phải một số tồn tại, bất cập cần được khắc phục kịp thời, góp phần vào thực hiện mục tiêu của Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

Bà Maria Elena G Filio Borromeo, Giám đốc quốc gia UNAIDS Việt Nam kiêm Phó Chủ tịch CCM Việt Nam bày tỏ mong muốn dự thảo nghị định Quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người sẽ sớm được ban hành, đưa vào thực tiễn. Bà Maria Elena G Filio Borromeo cam kết sẽ luôn đồng hành với Việt Nam trong những nỗ lực phòng, chống HIV/AIDS, để sớm đạt được mục tiêu kết thúc AIDS vào năm 2030.

photo-1696835145445

Tại hội thảo các đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận về dự thảo nghị định Quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. Hội thảo cũng đã thu thập được nhiều ý kiến từ cộng đồng chịu ảnh hưởng của dịch HIV/AIDS.

Dự thảo nghị định nhằm mục đích khắc phục các tồn tại, hạn chế, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật trong các quy định liên quan đến quy định chi tiết của Luật Phòng, chống HIV/AIDS về dự phòng lây nhiễm HIV, can thiệp giảm tác hại, điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, điều trị HIV/AIDS, tư vấn và xét nghiệm HIV, huy động sự tham gia của nhóm đối tượng đích và cộng đồng trong công tác phòng, chống HIV/AIDS...

Nhiều lợi ích khi điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV từ xaNhiều lợi ích khi điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV từ xa

SKĐS - Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV từ xa (Tele PrEP) tạo cơ hội cho khách hàng có nguy cơ cao ở những tỉnh không có dự án hỗ trợ được tiếp cận dịch vụ PrEP miễn phí. Tele PrEP còn giúp giảm bớt chi phí, thời gian di chuyển, giúp khách hàng không lo lắng về kỳ thị phân biệt đối xử...

Mời độc giả xem thêm video:

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời: Tất tần tật về HIV/AIDS.



Xuân Thủy
Ý kiến của bạn