Vệ sinh và thay tã cho bé không khó, nhưng phải biết làm đúng cách để da bé luôn được sạch sẽ, khô thoáng, thoải mái cử động, không bị viêm nhiễm và không bị hăm.
Vậy, thay tã cho bé, mẹ cần làm các bước gì?
Hướng dẫn thay tã cho bé
Bước 1 : Chuẩn bị vật dụng cần thiết
1 miếng tã sạch
Khăn giấy ướt hoặc giấy vệ sinh loại dai, mềm
2 chiếc khăn sữa
Mặt phẳng hoặc tấm lót để thay tã
Nước ấm. Nếu không có nước ấm mẹ có thể thay bằng sữa tắm khô Bio Bio Baby
Kem chống hăm Bio Bio Baby
Lưu ý : Mẹ cần chuẩn bị trước mọi thứ trong tình trạng “sẵn sàng, ngay và luôn” vì bé càng lớn càng dễ quấy khi thay tã sẽ làm việc thay tã mệt nhọc hơn.
Bước 2 : Rửa tay sạch để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển ở da bé
Bước 3 : Từ bồng bé, đặt trên mặt phẳng hoặc tấm lót để thay tã
Nếu bé không nằm yên được, hãy đánh lạc hướng bằng món đồ chơi đầy màu sắc nhé!
Bước 4 : Loại bỏ tã bẩn
Mẹ nhẹ nhàng nhấc 2 chân bé lên
Cuộn miếng tã lại, rồi nhẹ nhàng kéo hoặc lấy tã ra
Lưu ý : Mẹ phải luôn kéo miếng tã từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bước 5 : Vệ sinh vùng sinh dục cho bé
Lau từ trước ra sau:
Mẹ dùng khăn ướt để lau sơ qua một lượt chất bẩn
Sau đó, dùng khăn sữa đã nhúng qua nước ấm vệ sinh sạch lại một lần nữa
Rồi dùng một khăn sữa sạch khác lau khô lại cho bé
Trong trường hợp, mẹ đưa bé ra ngoài hoặc không chuẩn bị kịp nước ấm, có thể dùng bông thoa phấn cho một ít sữa tắm khô Bio Bio Baby vào và lau nhẹ trên da bé.
Bước 6 : Đừng quên thoa kem chống hăm Bio Bio Baby cho bé
Khi thoa kem chống hăm, mẹ lưu ý chỉ cần lấy một lượng vừa phải thoa một lớp thật mỏng, thoa ở phần kẽ và phần mông của bé.
Bước 7 : Thay tã sạch
Từ từ nhấc chân bé lên. Rôi luồn tã sạch bên dưới người bé.
Với loại tã dùng 1 lần, mẹ nhấc phần trước của tã qua giữa 2 chân và dán miếng dính ở 2 bên sao cho tã ôm khít lấy eo bé.
Nếu bé của mẹ là bé trai, cần chú ý phần dương vật đang hướng xuống để bé không “tè” ra ngoài rìa trên của miếng tã.
Bước 8 : Kiểm tra điều chỉnh độ vừa vặn
Mẹ kiểm tra bằng cách thử để cho 2 ngón tay vào giữa bụng bé và miếng tã là được.
Với trẻ sơ sinh, mẹ gấp phần đầu tã ngay dưới rốn hoặc mua loại tã chuyên dụng với phần lưng được cắt để phù hợp với rốn bé.
Cần lưu ý :
Đối với bé gái : Luôn cuộn bỉm dơ từ trước kéo ra phía sau
Đối với bé trai : Không bao giờ được kéo da bọc bao qui đầu của bé, vì sẽ làm trầy da của bé. Một thời gian sau, bao qui đầu sẽ tự tụt xuống.
Xử lý tã bẩn
Mẹ sẽ xử lý tã bẩn ra sao? Với tã vải, mẹ cần khử sạch phân mỗi khi bé đi “ị” trước khi đem đi giặt.
Với tã dùng 1 lần, mẹ nên gói ghém kỹ càng và cho vào thùng rác.
Hãy nhẹ nhàng cảm nhận
Không ít bố mẹ cho rằng thay tã là lúc họ cảm thấy gắn kết với con mình nhiều nhất vì được ôm, vỗ về, nói chuyện hay thầm thì với con yêu. Những lúc ấy bé sẽ tìm kiếm, ngó nghiêng và lắng nghe giọng nói nên bố mẹ đừng ngại ngùng hát cho bé nghe. Dù bố mẹ có thể thay tã nhanh cho bé nhưng nên giữ sự kết nối này một cách chậm rãi vì bạn sẽ cảm thấy thật đặc biệt.
Nguồn : BioBaby.vn