Time số ra hôm 19/4 đã dẫn kết qua điều tra của CIA công bố những bằng chứng cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa tập đoàn thiết bị viễn thông Huawei và Trung Quốc. Theo Time, chứng cứ đã rõ ràng chỉ là chưa được công bố công khai. Theo Time, Huawei "đã nhận được tài trợ từ các nhánh của cơ quan an ninh nhà nước Trung Quốc. Tình báo Mỹ đã chia sẻ thông tin với Anh về việc Huawei đã nhận tiền từ Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, Ủy ban An ninh Quốc gia Trung Quốc và một số đơn vị tình báo nhà nước Trung Quốc.
CIA chuẩn bị tun bằng chứng về việc Huawei nhận tiền để cung cấp thông tin gián điệp cho chính phủ Trung Quốc.
Tất nhiên, Huawei luôn bác bỏ mọi cáo buộc nhận tiền từ hoặc hỗ trợ các nhiệm vụ tình báo của nhà nước Trung Quốc."Giả thuyết rằng chính phủ Trung Quốc có thể can thiệp vào hoạt động kinh doanh của Huawei là hoàn toàn không đúng. Huawei là một công ty tư nhân. Chính phủ Trung Quốc không có quyền sở hữu hay bất kỳ quyền nào can thiệp vào hoạt động kinh doanh của chúng tôi", bà Joy Tan, Giám đốc truyền thông toàn cầu của Huawei, nhấn mạnh.Tờ Bloombergdẫn lời bà Joy Tan cho rằng "Trung Quốc không có luật nào buộc bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào phải phục vụ chính phủ”.
Tuy nhiên, việc CIA chuẩn bị công bố các bằng chứng cáo buộc Huawei nhận tiền để làm việc chính phủ Trung Quốc sẽ là một cú sốc lớn đối với tập đoàn này. Nếu đúng Huawei lấy tiền từ bộ máy an ninh nhà nước và quân đội Trung Quốc thì sẽ làm sụp đổ mọi biện luận chứng minh sự “vô tội” của công ty này. Theo Time, CIA đã cung cấp bằng chứng cho Anh về mối liên hệ giữa Huawei và chính phủ Trung Quốc và cũng sẽ thực hiện điều này với các đối tác khác trong liên minh tình báo Five Eyes, gồm Australia, New Zealand và Canada. Tờ báo này cũng hé lộ tình báo Mỹ đã nắm được bằng chứng rõ ràng về nguồn tiền từ các cơ quan quốc phòng và tình báo Trung Quốc đã chuyển vào Huawei. Thời điểm CIA công bố công khai các bằng chứng trên cũng sẽ là thời điểm quả bom thông tin gián điệp sẽ chính thức bùng nổ.
Ngày 29/01/2019, Huawei tuyên bố họ vô tội trước lời buộc tội mà Washington đưa ra trước đó– trong đó phía Mỹ lên án Huawei đã lừa dối Chính phủ Mỹ về công việc của Huawei tại Iran, gây trở ngại cho việc điều tra hình sự và đánh cắp các bí mật công nghiệp của Mỹ. Thậm chí, tập đoàn Huawei còn đề nghị ký thỏa thuận không do thám với Đức. Theo thông tin từ tuần báo Wirtschaftswoche, Đức ngày 17/4 cho biết Tập đoàn công nghệ khổng lồ Huawei của Trung Quốc đã đề nghị Berlin ký kết "thỏa thuận không gián điệp" để giải quyết mối lo ngại về an ninh liên quan tới việc các công ty Trung Quốc tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng di động thế hệ tiếp theo 5G của Đức. Về phần mình, Ba Lan cho biết sẽ không loại bỏ mọi thiết bị của Huawei khỏi các mạng điện thoại di động thế hệ tiếp theo nhằm tránh chi phí gia tăng đối với các công ty vận hành các mạng điện thoại di động. “Chúng tôi đang xem xét đưa ra các tiêu chuẩn an ninh và thiết lập các hạn chế đối với các mạng 5G và quyết định có thể được đưa ra trong vài tuần tới”,ông Karol Okonski, Thứ trưởng Bộ Kĩ thuật Số phụ trách vấn đề an ninh mạng Ba Lan nói.
Nhưng nếu CIA công bố chính thức các bằng chứng mới về “mối liên hệ tài trợ tài chính cho công tác thu thập thôngtin trái phép” giữa chính phủ Trung Quốc và Huawei, rất có thể các hợp đồng này ngay lập tức sẽ bị xem xét lại. Một ví dụ là nguồn tin từ giới chức Anh cho biết sẽ lập lại các kế hoạch hòa mạng 5G và sẽ không do dự từ chối các hợp đồng với Huawei.
Trong bối cảnh bà Mạnh Vãn Chu vẫn bị giam giữ và có thể bị dẫn độ về Mỹ, nhiều nước vẫn bảo lưu lệnh cấm Huawei tham gia mạng 5G. Phản ứng trước khiếu nại của Trung Quốc tại một cuộc họp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ở Geneva ngày 12/4, Chính phủ Australia khẳng định sẽ vẫn giữ lệnh cấm hãng công nghệ Huawei tham gia triển khai công nghệ 5G ở nước này. Trong khi đó, nhiều viện nghiên cứu và đại học Mỹ tạm ngừng hợp tác với Huawei và ZTE vì lo ngại nguy cơ an ninh. Nhiều công ty con của Huawei còn bị cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại của tập đoàn viễn thông T-Mobile.