Mục đích của hội thảo là chia sẻ kiến thức và chuyên môn với các nhà hoạch định chính sách, các trường đại học, tổ chức nghiên cứu và các đối tác quốc tế, các đối tác doanh nghiệp và tư nhân. Hội thảo diễn ra vào ngày 10/9, tại Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (VIGMR), Hà Nội.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Ngoài tác động của mực nước biển dâng đối với môi trường ven biển và đồng bằng, biến đổi khí hậu cũng gây ra sạt lở và lũ quét ngày càng nhiều ở vùng núi phía Bắc và khu vực miền Trung Việt Nam. Những vấn đề được thảo luận trong hội thảo bao gồm: phân tích tác động của biến đổi khí hậu, rủi ro thiên tai và tính dễ bị tổn thương, và các hành động để nâng cao năng lực, nâng cao nhận thức, tăng cường cơ sở hạ tầng.
Mục tiêu của dự án Global Mind VUB Small Great Project là thiết lập mối quan hệ nhiều bên giữa Bỉ và Việt Nam để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về chủ đề quản lý các thiên tai (trượt lở đất và các loại hình thiên tai khác) ở khu vực miền núi, nơi dễ bị tổn thương nhất. Chúng ta biết rằng, các thiên tai ảnh hưởng đến cả con người và các tổ chức xã hội. Hội thảo có sự tham gia của các bên liên quan để chia sẻ quan điểm, phương pháp luận, v.v. Các bên liên quan bao gồm: các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, nhà quản lý, quy hoạch, các nhà lãnh đạo địa phương và các chuyên gia giảm thiểu rủi ro (DRR).
Với truyền thống hợp tác phát triển lâu dài giữa Bỉ và Việt Nam, các mối quan hệ song phương trong các lĩnh vực khác nhau ngày càng phát triển. Hội thảo này không chỉ là dịp để phía Bỉ nhắc lại sự ủng hộ đối với tăng trưởng bền vững, mà còn tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó hiệu quả với những thách thức của thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
1. VUB Brussels VIGMR, được hỗ trợ bởi Dự án VUB Small Mind VUB Global Mind, "Hợp tác nhiều bên để chia sẻ kiến thức và thực hành quản lý rủi ro tự nhiên tại Việt Nam.
2. VUB Brussels VIGMR, được hỗ trợ bởi VLIR-UOS Global Mind VUB Small Great Project, “Đặc tính của việc tiếp xúc với kim loại với cá nước ngọt trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy, Việt Nam”.
3. UGent Gent VIGMR, được hỗ trợ bởi dự án TEIR-UOS TEAM, “Tác động của xâm nhập mặn đối với tài nguyên nước và thủy lợi ở khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam trong điều kiện biến đổi khí hậu”.
4. KU Leuven VNU / IVIDES, được hỗ trợ bởi dự án VLIR-UOS TEAM, "WAMADE - Quản lý nước và phát triển đô thị ở Hà Tĩnh liên quan đến biến đổi khí hậu".