Hợp tác phòng chống bệnh dịch từ động vật sang người tại Việt Nam

09-05-2023 16:07 | Xã hội
google news

SKĐS - Bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người và các đợt bùng phát dịch bệnh ngày càng gia tăng về cả số lượng và tần suất trong vài thập kỷ qua như SARS-COV-1, Cúm gia cầm, Ebola... do vậy phải có chiến lược phòng bệnh.

Thả nhiều cá thể động vật hoang dã quý hiếm về rừng tự nhiênThả nhiều cá thể động vật hoang dã quý hiếm về rừng tự nhiên

SKĐS - Nhiều động vật hoang dã quý hiếm vừa được Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) thả về rừng tự nhiên.

Ngày 9/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và tổ chức FOUR PAWS International đã ký hợp tác ghi nhớ về phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người. Tham dự có thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến và ông Gerald Dick, Trưởng Đại diện tổ chức FOUR PAWS International tại Việt Nam. Hai  bên đã cùng ký biên bản ghi nhớ (MoU). Một Nhóm công tác kỹ thuật trong khung đối tác về sức khỏe phúc lợi động vật đồng hành cũng đã được thành lập (Companion Animal Technical Working Group).

Hợp tác phòng chống bệnh dịch từ động vật sang người tại Việt Nam - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến và ông Gerald Dick, Trưởng Đại diện tổ chức FOUR PAWS International tại Việt Nam.

Phương thức tiếp cận Một sức khỏe (One Health - OH) được triển khai lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2003 trong khuôn khổ Đối tác Phòng chống Cúm gia cầm và Cúm ở người (PAHI) và được chuyển đổi thành OHP vào năm 2016. OHP bao gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng hơn 30 tổ chức Việt Nam và quốc tế, hoạt động với mục tiêu hợp tác chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro của dịch bệnh từ động vật sang người.

Tại lễ ký kết, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu: "Chúng tôi rất vinh dự chào đón FOUR PAWS tham gia Khung Đối tác Một Sức khỏe giai đoạn 2021-2025. Với tư cách là thành viên chính thức, FOUR PAWS sẽ có nhiều cơ hội hơn để đóng góp và hỗ trợ Khung Đối tác Một sức khỏe Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề về sức khỏe, bao gồm nguy cơ xảy ra các đại dịch trong tương lai, đặc biệt là các rủi ro đối với chó và mèo như bệnh dại và các bệnh mới xuất hiện. Buôn bán, nuôi nhốt, vận chuyển, giết mổ chó, mèo ở nơi có mầm bệnh, không an toàn, trái pháp luật sẽ cản trở Việt Nam đạt mục tiêu thanh toán bệnh dại vào năm 2030".

Ông Gerald Dick, Trưởng đại diện FOUR PAWS tại Việt Nam, cho biết: "FOUR PAWS rất vinh dự khi trở thành thành viên Khung Đối tác Một sức khỏe của Việt Nam để kiểm soát dịch bệnh từ động vật sang người. Đây là một minh chứng tuyệt vời về sự hợp tác và đối tác đa ngành đồng thời sẽ là mô hình cho các quốc gia khác học tập.

Hợp tác phòng chống bệnh dịch từ động vật sang người tại Việt Nam - Ảnh 3.

Toàn cảnh lễ ký kết.

Chúng ta có thể cùng nhau giúp cho Việt Nam và thế giới trở thành một nơi an toàn và ngày càng tốt hơn cho con người và động vật. FOUR PAWS đặc biệt cảm ơn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đồng ý thành lập Nhóm Công tác Kỹ thuật Động vật Đồng hành và mong muốn của chúng tôi trong việc hỗ trợ hoạt động của nhóm này cũng như các nhóm công tác khác để các nỗ lực của Khung đối tác Một sức khỏe Việt Nam trở nên mạnh mẽ hơn nữa. Điều quan trọng là cần phải xem xét mối liên hệ giữa việc buôn bán thịt chó, mèo và bệnh dại – một căn bệnh đang được quốc tế quan tâm – và chúng tôi mong muốn được thảo luận vấn đề này với các bên liên quan với tư cách đối tác, để có thể đưa ra những hành động phù hợp nhất."

Bác sĩ Karan Kukreja, Trưởng chương trình Động vật đồng hành tại Đông Nam Á của FOUR PAWS, cho biết, điểm mấu chốt ở đây là cái nhìn toàn diện về sức khỏe và bệnh tật. Bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người và các đợt bùng phát dịch bệnh ngày càng gia tăng về cả số lượng và tần suất trong vài thập kỷ qua như SARS-COV-1, Cúm gia cầm, Ebola và rất có thể là COVID19 đã cho thấy thế giới cần phải xem xét mối tương quan giữa con người, động vật và môi trường trong việc chăm sóc sức khỏe. 

Tuy nhiên, quan trọng là cần phải coi phúc lợi động vật và con người là một phần trong các nỗ lực ngăn chặn đại dịch tiếp theo – bởi vì đây là tác nhân chính có thể khiến các mầm bệnh mới xuất hiện và lây lan. Cũng cần phải lưu ý rằng các hoạt động như buôn bán thịt chó và mèo, chăn nuôi công nghiệp và buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp chính là những điều kiện lý tưởng để các mầm bệnh mới xuất hiện và liệu chúng ta có thể làm gì để giảm thiểu ảnh hưởng tiềm tàng của những hoạt động này trên phạm vi toàn cầu".

Sau lễ ký kết, FOUR PAWS sẽ hợp tác chặt chẽ với Ban thư ký OHP để xây dựng kế hoạch làm việc chi tiết nhằm cải thiện phúc lợi và sức khỏe của động vật đồng hành liên quan đến việc giải quyết các rủi ro trong Khung đối tác Một sức khỏe.

Khung Đối tác Một sức khỏe Việt Nam phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người đã hoàn thành giai đoạn đầu từ năm 2016-2020, và đang bước vào giai đoạn hai từ năm 2021-2025. Quan hệ đối tác phản ánh sự ủng hộ của Việt Nam đối với những cam kết và cách tiếp cận Một sức khỏe. Quan hệ đối tác gắn kết các Chính phủ và các đối tác phi Chính phủ trong nước và quốc tế dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam, với bảy Nhóm công tác kỹ thuật làm việc trên các lĩnh vực cụ thể.

FOUR PAWS đã làm việc tại Việt Nam từ năm 2019 để giải quyết các rủi ro của việc buôn bán thịt chó và mèo. Hàng năm, ước tính có khoảng 10 triệu con chó và mèo bị bắt, vận chuyển và giết để lấy thịt ở Campuchia, Việt Nam và Indonesia. Phần lớn đây là những vật nuôi bị đánh cắp hoặc động vật đi lạc trên đường phố bị bắt để phục vụ cho mục đích thương mại. Quy mô rộng lớn của hoạt động buôn bán và những hệ luỵ khiến hoạt động này trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất về phúc lợi động vật đồng hành ở khu vực châu Á, nếu không muốn nói là trên toàn thế giới. Ngoài ra, còn phải kể đến những hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe, cụ thể như mối liên hệ giữa việc buôn bán thịt chó, mèo và bệnh dại. Việc buôn bán thịt chó, mèo cũng là điều kiện chín muồi cho sự xuất hiện của dịch bệnh.

Rao bán trang sức từ động vật hoang dã trên Facebook bị phạt 15 tháng tùRao bán trang sức từ động vật hoang dã trên Facebook bị phạt 15 tháng tù

SKĐS - Đối tượng là Huỳnh Thị Thanh Hằng (sinh năm 1994, trú tại thôn Trạm Hành 1, xã Trạm Hành, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), chuyên buôn bán các sản phẩm trang sức được chế tác từ động vật hoang dã trên Facebook.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sáng 9/5: Tiết Lộ Đời Sống Buông Thả Của Kẻ Đòi “Làm Bậy” Với Nữ Chủ Shop Quần Áo Ở Vĩnh Phúc | SKĐS


Tô Hội
Ý kiến của bạn