Hồng sâm đầu tiên từ sâm Việt: Cánh cửa mới cho dược liệu quốc gia và sinh kế vùng cao

03-04-2025 16:12 | Y học cổ truyền
google news

Hồng Sâm Lai Châu Thái Minh – sản phẩm hồng sâm đầu tiên được chế biến từ sâm Việt Nam – đang mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao giá trị dược liệu nội địa, đồng thời góp phần phát triển kinh tế địa phương, tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng núi cao Lai Châu.

Hồng sâm đầu tiên từ sâm Việt: Cánh cửa mới cho dược liệu quốc gia và sinh kế vùng cao- Ảnh 1.

Tiềm năng từ kho báu dược liệu bản địa 

Theo số liệu từ Tổ chức Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), năm 2021, Việt Nam đã nhập khẩu 16.146 kg nhân sâm, trị giá 854.320 USD. Trong đó, Hàn Quốc là nhà cung cấp chính với 12.145 kg (642.590 USD), chiếm hơn 75% tổng lượng. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng sâm để bồi bổ và chăm sóc sức khỏe ngày càng phổ biến trong đời sống người dân Việt Nam. Trong đó, hồng sâm – dạng bào chế giúp tăng hoạt tính sinh học – chiếm ưu thế rõ rệt.

Tuy nhiên, ít người biết rằng Việt Nam cũng sở hữu nguồn sâm bản địa có giá trị sinh học cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sâm Lai Châu (sâm Việt Nam) – loài sâm được phát hiện và trồng chủ yếu tại vùng núi cao Tây Bắc – có hàm lượng saponin vượt trội. Theo kết quả nghiên cứu về Thành phần hóa học, tác dụng sinh học của Sâm Việt Nam của GS.TS. Trần Công Luận và TS. Lê Văn Minh (Trung tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM), sâm Việt Nam được ghi nhận sở hữu tới 82 loại saponin. Đặc biệt, hoạt chất Majonoside-R2 (MR2) – vốn chỉ tìm thấy hàm lượng cao trong sâm Việt Nam – đã được chứng minh có nhiều tác dụng dược lý nổi bật như hỗ trợ chống oxy hóa, hỗ trợ bảo vệ gan thận, cải thiện sức khỏe tim mạch và thần kinh, giảm căng thẳng. Đáng chú ý, sâm Lai Châu còn phù hợp cho người cao huyết áp.

Hồng sâm đầu tiên từ sâm Việt: Cánh cửa mới cho dược liệu quốc gia và sinh kế vùng cao- Ảnh 2.

Hoạt chất quý giá khẳng định vị thế sâm Lai Châu (sâm Việt Nam).

Hồng Sâm Lai Châu Thái Minh - Tự hào là sản phẩm Hồng sâm đầu tiên từ sâm Việt Nam

Dù sở hữu nhiều lợi thế, ngành sâm Việt vẫn đang đối mặt với những thách thức do sản xuất nhỏ lẻ, kỹ thuật canh tác chưa đồng bộ, khiến năng suất và chất lượng chưa ổn định, thói quen dùng "xổi" hoặc chế biến thô sơ như ngâm rượu, ngâm mật ong,... không phát huy được công năng của loài sâm quý. Đây là lý do thúc đẩy Viện Nghiên cứu Sâm và Dược liệu Việt Nam nghiên cứu tìm hướng phát triển sản phẩm hồng sâm chế biến sâu từ sâm bản địa.

Hồng Sâm Lai Châu Thái Minh là kết quả của đề tài nghiên cứu do TS. Phạm Hà Thanh Tùng và cộng sự tại Viện Nghiên cứu Sâm và Dược liệu Việt Nam thực hiện. Theo ông, quá trình chế biến hồng sâm giúp tối ưu hóa dược tính của sâm Lai Châu, vừa kế thừa những đặc tính quý giá của sâm tươi, vừa ứng dụng công nghệ tiên tiến để tăng cường hoạt lực.

Nhờ áp dụng công nghệ enzym độc quyền, các saponin ginsenoside của hồng sâm Việt Nam có sự biến đổi cấu trúc theo hướng cắt giảm các cấu trúc phân tử cồng kềnh thành các phân tử nhỏ gọn. Điều này làm tăng cường tác dụng của các ginsenoside, tương tự như hiệu ứng quan sát được trên sâm Hàn. Trong khi đó, các hợp chất ocotilol, nhất là MR2 được bảo toàn nguyên vẹn sau chế biến, nhờ đó giữ gìn được những đặc tính quý giá riêng biệt của sâm Việt Nam. Sự thay đổi sau chế biến giúp cải thiện các tác dụng sinh học như tác dụng hỗ trợ chống oxy hóa, hỗ trợ kháng tế bào ung thư, tác dụng hỗ trợ bảo vệ gan so với dạng chưa chế biến.

Hồng sâm đầu tiên từ sâm Việt: Cánh cửa mới cho dược liệu quốc gia và sinh kế vùng cao- Ảnh 3.

Tạo sinh kế bền vững từ vùng nguyên liệu hữu cơ

Hồng sâm Lai Châu Thái Minh được chế biến trực tiếp từ những củ sâm Lai Châu 5 tuổi được thu hái tại vùng trồng sâm tại Sìn Hồ, Lai Châu với quy trình nuôi trồng chuẩn 7 bước, được đầu tư công nghệ cao. Đây là vùng trồng sâm Việt Nam tiên phong đạt chứng nhận hữu cơ, một tiêu chuẩn khắt khe trong phát triển nông nghiệp. Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ cao vào từng khâu chăm sóc giúp đảm bảo quá trình sinh trưởng trong suốt hơn 5 năm của sâm Lai Châu được tối ưu. Điều này không chỉ tạo nguồn nguyên liệu xanh và an toàn trước khi đưa vào chế biến hồng sâm, mà còn đảm bảo chất lượng đồng nhất cho đầu ra sản phẩm, duy trì hàm lượng saponin quý trong sâm, đặc biệt là saponin MR2 giữ ở mức trên 4%- cao gấp 8-10 lần tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam.

Điểm đặc biệt là toàn bộ nhân công tại vùng trồng đều là đồng bào địa phương, được đào tạo để tham gia trực tiếp vào từng khâu sản xuất. Nhờ đó, những vườn sâm không chỉ là nơi ươm trồng dược liệu quý mà còn trở thành mô hình sinh kế ổn định, góp phần giảm nghèo bền vững tại khu vực vốn có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.

Anh Giàng A Đơ (Sìn Hồ) chia sẻ: "Trước đây, chúng tôi chủ yếu làm nương, thu nhập bấp bênh theo mùa vụ. Từ khi có vùng trồng sâm, bà con có việc làm quanh năm, được gắn bó với đất rừng, không phải rời bản đi làm ăn xa như trước".

Hồng sâm đầu tiên từ sâm Việt: Cánh cửa mới cho dược liệu quốc gia và sinh kế vùng cao- Ảnh 4.

Vườn sâm công nghệ cao rộng 2 hecta là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất Hồng sâm Lai Châu Thái Minh.

Kỳ vọng nâng tầm sâm Việt trên thị trường quốc tế

Việc phát triển thành công sản phẩm hồng sâm từ sâm bản địa không chỉ mở ra một hướng đi mới cho ngành dược liệu Việt Nam mà còn góp phần khẳng định giá trị của các loài cây thuốc quý trong nước. Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe bằng dược liệu tự nhiên ngày càng tăng, sâm Lai Châu và các sản phẩm chế biến sâu từ sâm có tiềm năng trở thành mặt hàng chủ lực, góp phần thúc đẩy kinh tế dược liệu cũng như lan tỏa hình ảnh y học bản địa Việt Nam ra thế giới.

Hiện sản phẩm Hồng Sâm Lai Châu Thái Minh đã được phân phối trên toàn quốc qua các kênh thương mại điện tử và tổng đài hỗ trợ 1800.1120.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

PV


Ý kiến của bạn