Hỗn chiến nữ sinh lột áo, đánh nhau tơi bời !

10-04-2012 15:39 | Thời sự
google news

Nếu như các clip nữ sinh đánh bạn được phát tán trên mạng thời gian trước chỉ dừng lại ở việc đấm, đá và đạp thì trong clip đánh bạn ở THPT Đông Thụy Anh (Thái Bình) ngày 2/4 đã xuất hiện thêm công cụ hỗ trợ là chiếc ghế.

Nếu như các clip nữ sinh đánh bạn được phát tán trên mạng thời gian trước chỉ dừng lại ở việc đấm, đá và đạp thì trong clip đánh bạn ở THPT Đông Thụy Anh (Thái Bình) ngày 2/4 đã xuất hiện thêm công cụ hỗ trợ là chiếc ghế.

Điều đáng nói, nữ sinh đánh bạn là Nguyễn Thị Thúy còn nạn nhân là Hoàng Thị Toan không chỉ cùng học ở lớp 10A9 mà còn từng chơi với nhau rất thân nhưng gần đây có mâu thuẫn nên sau giờ nghỉ giải lao, Thúy đã xông vào đánh bạn. Còn trường THPT Đông Thụy Anh là trường chuẩn Quốc gia và luôn đứng trong top 200 trường THPT toàn quốc có điểm thi đại học cao.

Hình ảnh bạo lực trong lớp học cũng như sự thờ ơ của những bạn trẻ lại một lần nữa khiến dư luận phải lên tiếng bất bình bởi đạo đức, phẩm chất nhân cách, tình cảm giữa con người với con người trong lứa tuổi học sinh ngày càng chai sạn.
Ảnh minh họa 
Nữ sinh hay võ sinh

Có lẽ khởi xướng cho “phong trào” nữ sinh đánh nhau, quay video clip và tung lên mạng là bắt đầu từ giữa năm 2008. Và từ thời điểm đó đến nay, khó có ai có thể thống kê hết có bao nhiêu clip đánh nhau được tung lên mạng, hay có bao nhiêu vụ đánh nhau trong giới học sinh ở nước ta.

Với một vài clip đánh nhau xuất hiện lẻ tẻ thời gian đầu, dư luận chỉ nghĩ đây là những trường hợp cá biệt, nhưng rồi sau đó, tần số xuất hiện của các clip này nhiều đến mức... nó trở thành nhàm và là chuyện cơm bữa của học sinh.

Nếu như PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh, Trường ĐH KHXH&NV –ĐHQG Hà Nội cho rằng, dấu hiệu xuất hiện ngày càng nhiều vụ nữ sinh đánh nhau nói lên sự giảm sút nữ tính trong một bộ phận các nữ sinh hiện nay. Song hành với nó là sự gia tăng nam tính, kể cả tính hung bạo, hiếu chiến ở một bộ phận nữ sinh trung học đang lan tỏa.

Tiến sĩ tâm lý Đinh Phương Duy, cho biết, các bậc phụ huynh hẳn sẽ “sốc” khi thấy con mình là "chủ" của những hành vi phản cảm vì nhiều lý do. Lý do chính, những người tham gia đánh nhau một cách tàn bạo không phải là những nam sinh nghịch ngợm, phá phách, “sẵn máu anh hùng”, mà là những nữ sinh xinh xắn, “dễ thương”. Lý do “sốc” thứ hai khi chứng kiến một nữ sinh thuộc hàng “liễu yếu đào tơ” có thể tàn bạo “túm tóc bạn lôi đi”, “lột áo, cắt tóc, nhảy lên đạp vào đầu…” bạn cùng giới trước sự chứng kiến và cổ vũ và quay phim của bạn học.

Từng đấy bằng chứng có thể thấy nhân cách, đạo đức, tình cảm đồng đội của học sinh, của thế hệ tương lại của đất nước đang có nhiều vấn đề phức tạp.

Theo chuyên viên tâm lý Nguyễn Thị Hồng Hạnh của Công ty Ý tưởng Việt, nhân cách của một con người được hình thành đầu tiên từ nền móng giáo dục gia đình, sau đó là sự thể nghiệm trong môi trường, giáo dục và tự giáo dục. Thế nhưng với các dấu hiệu ngày càng tăng của bạo lực học đường cho thấy, thế hệ trẻ ngày nay chỉ chăm chăm bảo bệ cho lợi ích cá nhân mà quên đi tình yêu thương đối với những người xung quanh.

Còn Tiến sĩ Đinh Phương Duy cho biết, gia đình phải chịu nhiều trách nhiệm trong hành vi bạo lực của các nữ sinh bởi có thể họ đã nuông chiều con quá mức hay bỏ mặc con? 
 Không chỉ đánh mà các nạn nhân còn bị lột áo hay cắt tóc 
Nữ sinh đánh nhau… có gì lạ?

Trong những phản hồi của độc giả đến với các bài viết về bạo lực học đường của VnMedia, có một độc giả lứa tuổi 9X cho biết: “đối với dân 9x mà nói thì chuyện xảy ra như cơm bữa. Người đánh có đủ mọi lí do để đánh bạn mà không cần biết lí đó có chính đáng.” Hay “Con gái đánh nhau giờ như là chuyện “bình thường ở huyện”; “xem con gái còn có nhiều trò thú vị hơn như túm tóc, cởi đồ,…”. Thậm chí có nhiều bạn đọc còn dẫn chứng những trường hợp dùng hung khí đâm, chém hay rách mặt bạn…

Theo như những phản hồi từ các độc giả khi thấy những thông tin về nữ sinh đánh nhau đều cho rằng, mức xử phạt của hành vi này chưa đủ để răn đe các bạn; hay hình phạt cùng lắm là bị đình chỉ học 1 năm khiến các nữ “côn đồ” không hề sợ và càng tiếp tục lấn tới.

Còn những người trong cuộc thì nghĩ sao, đương nhiên với các nạn nhân thì càng ít người lớn biết chuyện càng được yên thân. Còn hung thủ thì luôn ý thức được việc mình làm và luôn có chủ ý trong từng vụ đánh nhau.

Vậy nguyên nhân khiến cho các em trở thành “côn đồ”.Theo Viện tâm lý học, lý do đầu tiên là do nhân tố gia đình như cách nuôi dạy, cư xử giữa các thành viên và với những người xung quanh, hay loại hình kinh doanh của gia đình cũng tác động đến thái độ và hành vi của các em trong trường học. Tiếp đến là thiếu sự quan tâm, giám sát nghiêm túc và chăm sóc từ phía cha mẹ. Hoặc các em sống trong các gia đình hay có cách cư xử bạo lực và lời nói khiếm nhã sẽ ảnh hưởng đến nếp suy nghĩ còn rất ngây thơ của các em. Ngoài ra, tính khí bốc đồng, háo thắng và quá năng động sẽ khiến cho một số em có thể chất khỏe mạnh trở thành người phá rối trong trường học.

Với những nguyên nhân kể trên, chỉ cần người lớn không giám sát các em một cách cẩn thận, các em rất dễ trở thành nạn nhân hay là người gây ra việc hành hung trong môi trường học đường và cả bên ngoài. Tuy nhiên, khuyến cáo từ các chuyên gia tâm lý, phụ huynh đừng dùng biện pháp giám sát quân phiệt mà hãy làm bạn với con thì việc giám sát con mới hiệu quả.
 
Theo Vnmedia

Ý kiến của bạn