Hà Nội

Hơn 500 ngày mắc kẹt ở Singapore: Đường về nhà quá xa xôi

11-08-2021 07:36 | Quốc tế
google news

SKĐS - Đối với nhiều lao động thường đi về trong ngày giữa biên giới hai nước Malaysia-Singapore qua con đường bộ xuyên biển Causeway, ý nghĩ ban đầu chỉ là gián đoạn 2 tuần đã kéo dài tưởng chừng như vô tận.

Sau hơn 500 ngày, đường về nhà quá xa xôi đối với những người Malaysia kẹt lại ở Singapore

Với nhiều người Malaysia đang làm việc ở Singapore, ban đầu họ chỉ nghĩ rằng việc bị kẹt lại ở Singapore chỉ là tạm thời. Không ngờ, dịch COVID-19 đã khiến chính phủ cả hai nước Malaysia và Singapore tiếp tục thắt chặt hạn chế đi lại xuyên biên giới trên con đường bộ Causeway xuyên biển suốt hơn 1 năm qua.

SingaporeMalaysia là hai quốc gia láng giềng rất gần nhau. Nhiều lao động thường bắt phương tiện công cộng từ Malaysia sang Singapore làm việc trong ngày qua con đường  nối liền hai nước. Trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, việc đi lại giữa hai nước vốn rất đơn giản và thuận tiện.

Hơn 500 ngày không gặp gia đình dù chỉ cách nhau một con đường

Lần cuối cùng anh Lim Kok Leong có thể ôm cô con gái 5 tuổi vào lòng là ngày 17/3 năm ngoái, cách đây hơn 500 ngày.

Kể từ năm 1999, anh Lim Kok Leong hàng ngày bắt phương tiện công cộng sang Singapore để làm việc, qua tuyến đường bộ Causeway xuyên biển nối liền 2 nước. Tuy nhiên, đại dịch đã khiến anh kẹt lại ở Singapore hơn 1 năm qua.

Kể từ năm 1999, anh Lim Kok Leong hàng ngày bắt phương tiện công cộng sang Singapore để làm việc, qua tuyến đường bộ xuyên biển nối liền 2 nước. Tuy nhiên, đại dịch đã khiến anh kẹt lại ở Singapore hơn 1 năm qua.

"Thật khó khăn đối với tôi. Tôi rất nhớ "cô công chúa nhỏ" của tôi. Ở tuổi này, trẻ em lớn rất nhanh. Tôi có thể nhận thấy rằng cô con gái mũm mỉm của tôi càng lớn càng trở nên cao và gầy hơn.... Nhưng tôi đã bỏ lỡ những khoảnh khắc lớn lên từng ngày của con gái mình.", người đàn ông Malaysia 43 tuổi có thẻ định cư vĩnh viễn ở Singapore cách đây 10 năm cho biết.

Hơn một nửa cuộc đời, kể từ năm 1999, anh Lim đã hàng ngày bắt phương tiện công cộng để đi đi về về xuyên qua Causeway, con đường từ nhà anh ở Johor Baru, Malaysia đến Singapore làm việc. Nghề nghiệp của anh là một kỹ sư y sinh học.

Nhưng đại dịch COVID-19 bắt đầu hoành hành trên thế giới kể từ đầu năm ngoái đã làm đảo lộn cuộc sống của anh.

Anh Lim đang đếm từng ngày. Cho đến ngày thứ 7 (7/8), tổng cộng 508 ngày đã trôi qua kể từ lần cuối trở về nhà, khiến anh rất nhớ nhà và cảm thấy rất cô đơn.

Khi kẹt lại ở Singapore, anh Lim mong mỏi được đoàn tụ với vợ và cô con gái nhỏ. Anh còn cha mẹ già ốm yếu và bố mẹ vợ cũng ngày đêm nhớ mong anh.

"Nhiều người nghĩ rằng đây không phải là vấn đề gì to tát. Người ta so sánh chúng tôi với lao động nhập cư ở Singapore nhưng có sự khác biệt ở chỗ, đối với lao động nhập cư, người ta đã chuẩn bị sẵn sàng về mặt tinh thần để sống xa nhà."

"Còn chúng tôi chưa được chuẩn bị gì cả. Chúng tôi có 1 ngày để tới Singapore làm việc, và được thông báo ở lại Singapore trong vòng 2 tuần.".

Nhiều công nhân Malaysia đi lại hàng ngày bằng phương tiện công cộng để làm việc ở Singapore qua con đường bộ xuyên biển nối liền giữa hai nước đã lưu lạc ở Singapore kể từ tháng 3 năm ngoái tới nay.

Thắt chặt biên giới, yêu cầu cách ly kiểm dịch khiến những lao động này khó bề quay trở về nhà đoàn tụ với gia đình. Những lao động này đối mặt với chi phí sinh hoạt đắt đỏ, gấp 3 lần so với ở Malaysia.

Một số người Singapore sống ở Malaysia cũng gặp tình trạng tương tự, không thể đoàn tụ với gia đình ở quê hương.

Vào ngày 16/3 năm ngoái, do các ca mắc COVID-19 tăng cao, Malaysia ban hành lệnh kiểm soát đi lại, thực thi từ ngày 18-31/3. Lệnh này đồng nghĩa với việc mọi doanh nghiệp, ngoại trừ siêu thị và cửa hàng tiện lợi phải đóng cửa, cùng trường học, các cơ sở tôn giáo. Lệnh cấm tụ tập đông người cũng được ban hành.

Tất cả người dân Malaysia không được phép ra nước ngoài. Đồng thời, cũng không ai được nhập cảnh vào Malaysia trong thời gian 2 tuần. Điều này có nghĩa là tất cả người lao động Malaysia ở Singapore chỉ có 1 ngày để lên kế hoạch cho đợt giãn cách chỉ kéo dài 2 tuần.

Nhiều người lao động gốc Malaysia hối hả nhập cảnh vào Singapore vào ngày 17/3/2020, thông qua tuyến đường Johor-Singapore Causeway, trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực vào lúc nửa đêm.

Nhiều người lao động gốc Malaysia hối hả nhập cảnh vào Singapore vào ngày 17/3/2020, thông qua tuyến đường Johor-Singapore Causeway, trước khi lệnh phong tỏa có hiệu lực vào lúc nửa đêm.

Quyết định đột ngột này đã khiến nhiều người lao động Malaysia vội vã nhập cảnh vào Singapore ngày 17/3 năm ngoái ở tuyến đường Johor (Malaysia) - Causeway (Singapore). Họ xếp hàng dài, gây tắc nghẽn giao thông do lo ngại lệnh phong tỏa bắt đầu có hiệu lực vào lúc nửa đêm.

"Vào cái đêm định mệnh 17/3 năm ngoái, mọi người đều hối hả. Có rất nhiều thứ chúng tôi nghĩ rằng chỉ bị trì hoãn trong vòng 2 tuần mà thôi. Rồi mọi thứ lại quay trở về bình thường và cuộc sống lại tiếp diễn.", anh Lim chia sẻ.

Không may, những gì tưởng chừng như tạm thời gián đoạn lại kéo dài vô hạn, bởi tới nay, cả Singapore và Malaysia vẫn tiếp tục hạn chế đi lại xuyên Causeway.

Causeway từng là đường biên giới bận rộn nhất thế giới, với hơn 300.000 người Malaysia qua lại mỗi ngày thời kỳ tiền đại dịch giờ trống trơn, không có dấu hiệu của "cuộc sống".

Giống như anh Lim, người đồng hương Muhammad Fariezatul Firdaus Ahmed cũng không quay trở về quê kể từ ngày 17/3 năm ngoái.

30 tuổi, là con trai út trong gia đình và chưa kết hôn, anh là chỗ dựa kinh tế cho cả gia đình ở Malaysia. Mẹ anh đã bỏ việc để chăm sóc chồng bị đột quỵ, anh còn có một người em gái tàn tật.

Fariezatul làm nghề dọn dẹp vệ sinh ở Singapore kể từ năm 2016. Anh vẫn tiếp tục phải trả tiền thuê nhà theo tháng dù không ở tại Johor Baru ở Malaysia. Trước khi đại dịch xảy ra, căn nhà này anh vẫn thường quay trở về nhà mỗi tối để nghỉ ngơi sau khi làm việc ban ngày ở Singapore.

"Tôi không thể nghĩ tới việc quay trở lại quê hương bởi còn gánh nặng tài chính trên vai. Tôi phải ở lại Singapore để làm việc".

Trở ngại trên đường về quê hương

Chính phủ của cả hai nước đã đưa vài chương trình đặc biệt cho phép một vài hình thức đi lại, nhiều lao động gốc Malaysia ở Singapore không dám nghĩ tới việc trở về bởi số ca nhiễm COVID-19 tăng cao mỗi ngày, cũng như những chi phí liên quan tới đi lại, cách ly,....

Chẳng hạn như, chương trình PCA thỏa thuận giữa 2 nước Singapore và Malaysia hỗ trợ các công ty hai nước nới lỏng đi lại cho người lao động. Các công ty cần đưa nhân viên sang Malaysia hoặc Singapore có thể hỗ trợ nhân viên nộp đơn kể từ ngày 10/8 năm ngoái.

Theo quy định PCA, người lao động cần ở lại quốc gia tuyển dụng ít nhất 90 ngày trước khi quay trở lại quê hương nghỉ phép ngắn hạn. Nhập cảnh xuyên biên giới chỉ được phép thông qua đường bộ tại Causeway và Second Link.

Theo đó, người lao động gốc Malaysia từ Singapore về quê cần tuân thủ 7 ngày cách ly và xét nghiệm COVID-19. Những ai có địa chỉ tại Johor cùng với giấy tờ tùy thân được phép cách ly tại nhà cho tới khi có kết quả xét nghiệm âm tính.

Đối với nhiều lao động thường nhật đi về trong ngày giữa biên giới hai nước Malaysia-Singapore qua con đường bộ xuyên biển Causeway, ý nghĩ ban đầu chỉ là gián đoạn 2 tuần đã kéo dài nhiều lúc tưởng chừng như vô tận.

Đối với nhiều lao động đi về trong ngày giữa biên giới hai nước Malaysia-Singapore qua con đường bộ xuyên biển Causeway, ban đầu chỉ là gián đoạn 2 tuần đã kéo dài nhiều lúc tưởng chừng như vô tận.

Anh Khisban, một công nhân vệ sinh có thể quay trở về quê nhà ở Johor vào tháng 2 năm nay. Anh cho biết khi về nhà, anh chỉ phải cách ly 4 ngày ở nhà cho tới khi nhận được kết quả xét nghiệm âm tính.

Tuy nhiên, kể từ ngày 13/5 năm nay, Malaysia đã áp đặt lệnh cách ly 14 ngày đối với những ai nhập cảnh từ Singapore, do lo ngại biến thể COVID-19 mới. Và phải cách ly ở cơ sở do chính phủ chấp thuận.

Đối với những người tới Singapore, cần phải có kết quả xét nghiệm PCR ở cửa khẩu, và trải qua 14 ngày cách ly tại cơ sở chuyên biệt.

Ngoài PCA, làn xanh (RGL) cho phép đi lại ngắn hạn lên tới 14 ngày. Chương trình làn xanh này đã bị hoãn lại kể từ ngày 13/5, vốn chỉ dành cho công việc cấp thiết hoặc chuyến đi công tác đòi hỏi các quy định khắt khe hơn. Chẳng hạn như, không được đi phương tiện công cộng trừ khi là xe riêng hoặc taxi.

Đối với nhiều người lao động Malaysia ở Singapore, chi phí cách ly trở thành trở ngại lớn đối với hành trình về thăm quê hương.

"Nếu muốn về thăm nhà, chúng tôi phải trả chi phí cách ly ở cả Malaysia và Singapore. Đó thực sự là gánh nặng về mặt tài chính.",

Chi phí cách ly ở Malaysia khoảng trên 33 USD/ngày, tùy thuộc vào khách sạn được chỉ định làm nơi cách ly. Tổng chi phí cách ly 14 ngày ở Singapore rơi vào khoảng gần 1500 USD/người.

Đối với một vài người, để lại người thân ở quê nhà còn là nỗi đau khi không thể nói lời từ biệt với người đã khuất. Chị Siti Hamdan đã làm công nhân vệ sinh ở Singapore hơn 3 năm qua. Chị định về quê thăm gia đình ở Ipoh, Perak vào ngày 1/6 thông qua chương trình PCA do bố chị bị biến chứng thận và tiểu đường.

Tuy nhiên, ông qua đời vào ngày 7/5. Được sắp xếp theo chương trình thăm viếng khẩn cấp, chị đặt chân tới Johor Baru vào ngày 12/5 và chỉ phải cách ly 2 ngày trước khi nhận được kết quả xét nghiệm âm tính và được phép về nhà ở Ipoh. "Ít nhất cuối cùng tôi có thể thăm mộ bố", chị chia sẻ.

Còn đối với anh Arafat 38 tuổi, anh không thể từ biệt người thân qua đời ở Malaysia trong năm qua do lo ngại không thể nhập cảnh trở lại Singapore và có thể mất việc, bởi chi phí và thời gian cách ly quá dài.

Vì sao Bộ Y tế yêu cầu không phun khử khuẩn ngoài trời?



Hương Trà
Ý kiến của bạn