Hơn 50 địa phương đã được giới thiệu sách giáo khoa mới

26-02-2023 18:45 | Thời sự

SKĐS - Năm học 2023-2024 là năm học đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai đối với học sinh lớp 4, lớp 8, lớp 11 trên cả nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2023-2024.

Liên tiếp các vụ học sinh mang thai: Nhà trường, gia đình không biết là điều bất bình thườngLiên tiếp các vụ học sinh mang thai: Nhà trường, gia đình không biết là điều bất bình thường

SKĐS - "Phụ nữ mang thai đến khi sinh nở cơ thể thay đổi rất nhiều như: nôn, mặt sưng, buồn ngủ, tăng cân... mà phụ huynh không hề hay biết đó là một điều bất bình thường", TS. Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội nêu quan điểm.

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa tổ chức hội nghị giới thiệu sách giáo khoa lớp 4, 8, 11 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Theo kế hoạch, ngày 25/2 hội thảo giới thiệu sách giáo khoa lớp 8; ngày 26/2 giới thiệu sách giáo khoa lớp 11; ngày 11 và 12/3 giới thiệu sách giáo khoa lớp 4.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại nhiều điểm cầu của các nhà xuất bản, đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm tạo thuận lợi để cán bộ quản lý và giáo viên tại các cơ sở giáo dục nắm bắt đầy đủ thông tin về nội dung, cấu trúc, những điểm nổi bật ở mỗi bộ sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt ban hành. Việc cập nhật, nghe giới thiệu về sách giáo khoa theo chương trình mới là khâu quan trọng trong quy trình lựa chọn, quyết định sách giáo khoa sẽ được đưa vào giảng dạy tại các trường học trên địa bàn thành phố từ năm học 2023-2024.

Hơn 50 địa phương đã được giới thiệu sách giáo khoa mới - Ảnh 2.

Cán bộ quản lý, giáo viên nghiên cứu sách giáo khoa mới.

Năm học 2023-2024 là năm học đầu tiên Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai đối với học sinh lớp 4, lớp 8, lớp 11 trên cả nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2023-2024.

Danh mục gồm 50 đầu sách giáo khoa của các đơn vị: Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam; Công ty cổ phần Đầu tư xuất bản - thiết bị giáo dục Việt Nam; Nhà Xuất bản Đại học Huế; Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển xuất bản phẩm Victoria; Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh; Nhà Xuất bản Đại học Sư phạm. Căn cứ danh mục sách giáo khoa đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, các địa phương tổ chức lựa chọn sách giáo khoa phù hợp để đưa vào giảng dạy tại các trường học trên địa bàn.

Theo đại diện đơn vị sách Cánh Diều cho biết, căn cứ Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và bám sát lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới theo nghị quyết của Quốc hội, bộ sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 Cánh Diều đã được các nhà xuất bản, các đơn vị liên kết hoàn thành việc biên soạn và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2023 - 2024.

Nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về nội dung, cấu trúc, những điểm nổi bật ở mỗi bộ sách giáo khoa, làm cơ sở cho việc lựa chọn, sử dụng sách giáo khoa của các địa phương bảo đảm khách quan, công bằng, hiệu quả, các đơn vị liên kết xuất bản bộ sách Cánh Diều đã phối hợp với các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức giới thiệu sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 trên toàn quốc, bắt đầu từ ngày 8/2.

Mặc dù năm 2023 không còn bị ảnh hưởng nhiều về dịch bệnh COVID-19, song nhận thấy những lợi thế của công nghệ thông tin, các đơn vị liên kết xuất bản bộ sách Cánh Diều và các Sở Giáo dục và Đào tạo sau khi thảo luận đã thống nhất tổ chức giới thiệu sách giáo khoa theo hình thức cả trực tiếp và trực tuyến.

Đến thời điểm này đã có hơn 500 lượt giới thiệu, 34.100 điểm cầu truy cập, hoàn thành giới thiệu ở hơn 50 tỉnh, thành phố trên cả nước. Dự kiến đầu tháng 3 sẽ hoàn thành giới thiệu bộ sách Cánh Diều các lớp 4, 8, 11 cho các địa phương còn lại.

Mới đây, trong báo cáo tóm tắt của Hội thảo Sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã đưa ra đánh giá về chất lượng các bản mẫu SGK mới.

Theo đó, về ưu điểm, cấu trúc các bản mẫu SGK cơ bản đáp ứng, đồng nhất về cấu trúc, nội dung theo quy định về SGK. Ngữ liệu, hình ảnh được sử dụng không vi phạm quy định về chủ quyền quốc gia, thân nhân tác giả; không có vấn đề mang tính nhạy cảm về chính trị, ngoại giao, dân tộc, tôn giáo. Nội dung phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá thể hiện trong các bản mẫu SGK đều đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực học sinh được quy định trong chương trình các môn học/hoạt động giáo dục.

Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng thẳng thắn nhìn nhận còn một số hạn chế. Cụ thể, còn một số nội dung, thuật ngữ được sử dụng trong các bản mẫu SGK chưa đảm bảo tính liên thông giữa các môn học/hoạt động giáo dục. Tiến trình nội dung bài học của các bản mẫu SGK trong một môn học còn có sự chênh lệch đáng kể giữa các SGK khác nhau. Chất lượng một số bản mẫu SGK còn hạn chế, bên cạnh những lỗi về nội dung còn rất nhiều lỗi về mặt chính tả, câu từ, ngôn ngữ, hình ảnh…

Về việc thẩm định, phê duyệt SGK, một số hạn chế còn tồn tại như việc xem xét, thẩm định đối với một vài văn bản, ngữ liệu đưa vào SGK chưa chú ý đầy đủ các khía cạnh tác động xã hội; gây băn khoăn trong dư luận khi SGK đưa vào sử dụng. Việc thẩm định SGK còn cần phải thực hiện qua nhiều vòng, nhiều đợt dẫn đến việc phê duyệt danh mục SGK còn chậm gây khó khăn trong việc tổ chức lựa chọn SGK.

Trường học phải hoàn trả phần chênh lệch nếu thu học phí cao hơn năm trướcTrường học phải hoàn trả phần chênh lệch nếu thu học phí cao hơn năm trước

SKĐS - Bộ GD&ĐT vừa đề nghị các cơ sở giáo dục trả lại người học khoản chênh lệch học phí đã thu để đúng quy định tại Nghị quyết số 165/NQ-CP của Chính phủ quy định về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022-2023.


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn