Sáng ngày 22/03, Hội thảo về tăng cường nguồn hiến mô, bộ phận cơ thể người đã được tổ chức với sự chủ trì của PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế cùng sự tham dự của các đại biểu là lãnh đạo, chuyên gia hàng đầu từ nhiều đơn vị, bệnh viện, trung tâm trên toàn quốc.
PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì hội thảo
Chủ trì buổi hội tháo, PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu: ngành hiến tạng Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, các kỹ thuật khó đã được thực hiện thành công, các ca hiến đa tạng cũng đạt nhiều thành tựu… tuy nhiên số lượng bệnh nhân chờ ghép tạng vẫn chênh lệch so với số trường hợp đăng ký ghép tạng nên có nhiều trường hợp bệnh nhân không đợi được đến khi có nguồn tạng phù hợp.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn kỳ vọng, hội thảo sẽ góp phần phục vụ cho việc xây dựng hồ sơ đề nghị Dự Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác nhằm tạo sự thuận lợi hơn trong công tác hiến tạng trong tương lai để giúp thêm nhiều bệnh nhân.
Hội thảo có sự tham dự của các đại biểu là các chuyên gia hàng đầu từ các đơn vị, cơ quan.
Theo chia sẻ của Ths Nguyễn Hoàng Phúc, Phó giám đốc Trung tâm Điều Phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho cho biết: Tính đến ngày 31/12/2020 tổng số trường hợp đăng ký hiến tạng sau khi chết/chết não toàn quốc là 40.257 người, trong đó đăng ký tại Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia là 22.257 trường hợp, bệnh viện Chợ Rẫy là 18.000 trường hợp tuy nhiên khi so sánh với nhu cầu ghép tạng tại nước ta thì vẫn còn chênh lệch rất lớn, điều này đặt ra nhiều yêu cầu phát triển cho công tác ghép tạng trong tương lai.
Đồng thời ThS Nguyễn Hoàng Phúc cũng chia sẻ những mô hình điều phối ghép tạng tại nhiều Quốc gia trên thế giới, đề xuất các kiến nghị, kỳ vọng vào những giải pháp nhằm cải thiện công tác điều phối, hiến, lấy, ghép tạng trong tương lai.
Hội thảo còn có sự tham luận, báo cáo của các chuyên gia với các chủ đề về độ tuổi người hiến, quyền lợi đối với người hiến sống và người hiến chết não, tuyên ngôn Istanbul,…
Trước đó ngày 09/3/2021, Hội thảo về cơ chế tài chính trong lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người cũng đã được bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội với các nội dung như: Báo cáo dẫn đề về cơ chế tài chính liên quan đến hiến, ghep bộ phận cơ thể người; Vấn đề tài trợ, hỗ trợ tài chính cho việc lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người; Mô hình cơ chế thanh toán tài chính trong hoạt động điều phối, lấy, ghép bộ phận cơ thể người tại một số nước (Mỹ, Nhật); Chính sách bảo hiểm y tế trong hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người; Phân tích chi phí hiệu quả giữa chạy thận và ghép thận; Đề xuất đưa các quy định về cơ chế tài chính trong hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người vào Dự án Luật.



-
Việt Nam nâng cao an toàn tiêm chủng vắc-xin COVID-19 hơn một số quốc gia khác
SKĐS - Quan điểm này được TS.Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đưa ra tại lễ công bố chương trình hợp tác đối tác Australia-UNICEF hỗ trợ phân phối vắc-xin COVID-19 tại Việt Nam.
-
Hơn 40.000 người đăng ký hiến tạng, để nhiều cơ hội sống được trao
-
Ghép thận đầu tiên cho trẻ suy thận giai đoạn cuối, có đột biến gen thành công
-
Kỷ lục mới: Ghép tim cho bệnh nhân nhỏ tuổi nhất Việt Nam, nặng 16 kg
-
Giữa mong manh cái chết, chàng trai 19 tuổi ước nguyện hiến tạng để nối dài sự sống
-
Hà Tĩnh: Người dân không nên hoang mang về các ca bệnh viêm màng não
-
Chiều 19/4: Thêm 6 ca mắc COVID-19 tại Tây Ninh và 3 địa phương khác
-
Sức khỏe 2 bệnh nhân COVID-19 ở Nghệ An tiến triển tốt
-
Bộ Y tế yêu cầu Hoà Bình lập hội đồng chuyên môn đánh giá vụ việc sản phụ tử vong
-
Manulife Việt Nam tri ân món quà bảo vệ tới đội ngũ bác sĩ tại các bệnh viện phụ sản
-
Giữ thai an toàn trong 5 tuần cho thai phụ bị mở cổ tử cung, nguy cơ vỡ ối sớm
-
Tỷ lệ tử vong có thể lên đến 50%, Viêm màng não do não mô cầu nguy hiểm ra sao?
-
Chuyên gia đầu ngành của BV Chợ Rẫy đến Kiên Giang hỗ trợ chống dịch COVID-19