Hà Nội

Hơn 4% người Việt bị hen và phổi tắc nghẽn mạn tính, cần nâng cao năng lực quản lý, điều trị bệnh

03-10-2023 15:21 | Y tế

SKĐS - Theo PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan - Chủ tịch Liên chi Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ lưu hành bệnh hen tại Việt Nam là 4,1%; còn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 4,2%, đồng thời đây là cũng là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 3.

Các thống kê còn cho thấy xu hướng ngày càng nghiêm trọng của bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trên toàn cầu do gia tăng số người hút thuốc và mức độ ô nhiễm môi trường. Đây là một thách thức khá lớn đối với ngành y tế.

 "Từ những năm 2000, chúng tôi đã thấy được nguy cơ của nhóm bệnh này và có đề xuất thành lập đơn vị ACOCU (Asthma COPD Outpatient Care Unit- Đơn vị quản lý ngoại trú bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) đầu tiên tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh với nguyện vọng góp phần giảm bớt gánh nặng cho bệnh nhân. Đến nay, mạng lưới ACOCU đã có 248 đơn vị thành viên trên khắp cả nước, trong đó có 88 đơn vị được thành lập trong chương trình Vì Lá Phổi Khỏe"- PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan nhấn mạnh.

Hơn 4% người Việt bị hen và phổi tắc nghẽn mạn tính, cần thiết nâng cao năng lực quản lý, điều trị bệnh - Ảnh 1.

Các đại biểu thiam gia buổi lễ ký kết biên bản ghi nhớ chiến lược toàn diện nhằm nâng cao năng lực nhân viên y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong quản lý, điều trị các bệnh lý hô hấp, đặc biệt là hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 2024 – 2025.

Ngày 3/10, Liên chi hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP Hồ Chí Minh cho biết vừa ký kết bản ghi nhớ hợp tác chiến lược toàn diện nhằm nâng cao năng lực nhân viên y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong quản lý, điều trị các bệnh lý hô hấp, đặc biệt là hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn 2024 – 2025. Chương trình đặt mục tiêu nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị cho nhân viên y tế, thúc đẩy các chương trình giáo dục cộng đồng góp phần nâng cao nhận thức của người dân về các bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chủ động đến gặp bác sĩ để được tư vấn, phát hiện bệnh sớm và điều trị.

Trong năm 2024, chương trình hợp tác sẽ bao gồm các hoạt động với 3 mục tiêu chính:

  • Cập nhật kiến thức và nâng cao kỹ năng chẩn đoán, điều trị, quản lý bệnh lý hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đặc biệt đối với các thành viên của Liên Chi Hội Hen - Dị ứng – Miễn dịch Lâm sàng TP Hồ Chí Minh; 
  • Tăng cường các hoạt động sinh hoạt khoa học và nâng cao chất lượng của mạng lưới quản lý hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại các đơn vị hiện có, đồng thời mở rộng mạng lưới ở tuyến cơ sở;
  • Cùng đồng hành trong sứ mệnh bảo vệ, chăm sóc bệnh nhân hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giảm thiểu các gánh nặng bệnh tật và tỷ lệ tử vong để cùng hướng đến một cộng đồng khỏe mạnh.   

Việt Nam là một trong 9 quốc gia ở Châu Á triển khai đầu tiên chương trình Vì Lá Phổi Khoẻ (đây là sáng kiến đa quốc gia của AstraZeneca nhằm nâng cao chất lượng quản lý ngoại trú bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) dưới sự lãnh đạo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế. Chương trình đã và đang quản lý hơn 170.000 bệnh nhân, thiết lập hơn 150 phòng khám ngoại trú hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đạt chuẩn.

Sau thành công của giai đoạn một (2018-2020), chương trình đã bước sang giai đoạn hai từ 2021 – 2023 với việc mở rộng thêm lĩnh vực ung thư phổi và hen trẻ em cùng sự tham gia của 4 hiệp hội chuyên ngành: Hội Phổi Việt Nam, Hội Hô hấp Việt Nam, Liên chi hội Hen – Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng TP. Hồ Chí Minh và Hội Nhi khoa Việt Nam.

Sau gần 3 tuần điều trị, sức khoẻ bệnh nhân nặng nhất vụ cháy chung cư mini thế nào?Sau gần 3 tuần điều trị, sức khoẻ bệnh nhân nặng nhất vụ cháy chung cư mini thế nào?

SKĐS - Đến sáng nay, 3/10 sức khoẻ của nam nhân nặng nhất vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ (Thanh Xuân, Hà Nội) đã qua giai đoạn nguy kịch, đang cai dần thở máy. Tuy nhiên các bác sĩ cho hay với trường hợp này vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục theo dõi và xử trí.

Nguyễn Hoàng
Ý kiến của bạn