Hơn 325.000 thí sinh không nhập nguyện vọng có phải bất thường?

23-08-2022 11:15 | Thời sự
google news

SKĐS - Dư luận thắc mắc con số trên 325.000 thí sinh không nhập nguyện vọng lên hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT có là bất thường không? Đại diện Bộ GD&ĐT vừa lý giải về vấn đề này.

Hàng trăm nghìn thí sinh vẫn chưa nhập nguyện vọng lên hệ thống: Những lưu ý đặc biệtHàng trăm nghìn thí sinh vẫn chưa nhập nguyện vọng lên hệ thống: Những lưu ý đặc biệt

SKĐS - 17h ngày 20/8, hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT sẽ đóng chức năng đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển vào đại học. Dù chỉ còn duy nhất một ngày nhưng hiện vẫn có gần 350.000 thí sinh chưa nhập nguyện vọng lên hệ thống.

Theo thống kê từ Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), đến 17 ngày 20/8 (thời điểm hệ thống hỗ trợ tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT tự động khóa chức năng đăng ký xét tuyển), đã có 616.522 thí sinh nhập nguyện vọng trên tổng số 941.759 thí sinh có ý định đăng ký xét tuyển trước khi thi tốt nghiệp THPT.

Điều này có nghĩa trên 325.000 thí sinh đã quyết định không nhập nguyện vọng lên Hệ thống (chiếm 34,6% trên tổng số thí sinh có mong muốn lựa chọn đăng ký xét tuyển trước khi thi tốt nghiệp THPT).

Dư luận có 2 chiều ý kiến trước con số này. Một bên cho rằng, số liệu trên là bình thường, có thể do nhiều thí sinh đã chọn hướng đi khác, đi du học… Một số ý kiến lại cho rằng, con số trên 325.000 thí sinh không nhập nguyện vọng lên hệ thống là bất thường, đáng quan ngại.

Hơn 325.000 thí sinh không nhập nguyện vọng có đáng quan ngại? - Ảnh 2.

PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT.

Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, việc có 325.000 thí sinh không nhập nguyện vọng là số liệu bình thường, không thể hiện điều gì đáng quan ngại.

Mọi năm, khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, thí sinh phải cùng lúc đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học (sau đó, có thể điều chỉnh thông tin đăng ký nguyện vọng xét tuyển trong thời gian quy định) và nộp lệ phí xét tuyển ngay. Do đó, thí sinh sẽ có xu hướng và tâm lý "cứ đăng ký trước, đăng ký thật nhiều nguyện vọng" vì cho rằng, đây là cơ hội trúng tuyển, sau đó mới dần điều chỉnh.

Tuy nhiên, năm nay, khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, thí sinh chưa phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học, mà chỉ cần tích vào một ô trên phiếu đăng ký dự thi với nội dung "có ý định đăng ký xét tuyển đại học hay không". Đa số các em sẽ tích vào ô này vì không gây ảnh hưởng gì, sau này mới là thời điểm quyết định đăng ký nguyện vọng thực sự. Tới khi có điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh mới thực sự đăng ký nguyện vọng xét tuyển cụ thể và nộp lệ phí.

Năm 2020, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển trên hệ thống là 642.270; đến năm 2021 số lượng là 794.739. Như vậy, số thí sinh đăng ký xét tuyển năm 2022 có giảm, nhưng thể hiện con số thực chất, thực lực của thí sinh có khả năng cạnh tranh xét tuyển vào đại học, thực sự mong muốn vào học đại học.

Theo Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, khi nhận kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh sẽ biết mình đang ở đâu, biết được năng lực, thực lực đạt được của mình như thế nào. Nhiều thí sinh khi có kết quả điểm không cao và nhận thấy rằng, không đủ khả năng cạnh tranh khi xét tuyển đại học nên các em đã không đăng ký nữa. Nhiều em khác đã có kết quả và quyết định đi du học…

Hơn 325.000 thí sinh không nhập nguyện vọng có đáng quan ngại? - Ảnh 3.

Số thí sinh nhập học đại học năm 2020 và năm 2021 theo thống kê của Vụ Giáo dục đại học.

Và điều này cũng giảm được công sức, lệ phí xét tuyển không cần thiết. Tính trên toàn hệ thống là một sự tiết kiệm xã hội lớn. "Bởi vậy, việc năm nay có khá nhiều thí sinh không nhập nguyện vọng xét tuyển trên Hệ thống là chuyện bình thường".

Cũng theo lãnh đạo Vụ Giáo dục Đại học, có số lượng lớn thí sinh đi du học năm 2022 nên cũng không đăng ký xét tuyển. Trước đó, các năm 2020 và 2021, nhiều thí sinh bỏ lỡ việc đi du học do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Năm nay, ngay khi có điểm thi tốt nghiệp THPT, rất nhiều thí sinh đã bắt đầu hành trình đi du học ở khắp nơi trên thế giới.

Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục phân tích số liệu về điểm thi tốt nghiệp THPT, phân tích theo vùng miền… đối với số lượng 325.000 thí sinh không đăng ký xét tuyển kể trên để có các điều chỉnh chính sách tương ứng, phù hợp trong những năm tới.

Ngoài ra, có ý kiến còn cho rằng con số trên 325.000 thí sinh không nhập nguyện vọng lên hệ thống chính là "tỷ lệ ảo" lớn, gây khó khăn cho các trường trong công tác tuyển sinh, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy nhấn mạnh, đây không phải tỷ lệ ảo, mà chính là việc giúp giảm số "thí sinh ảo" trong hệ thống khi triển khai công tác tuyển sinh.

Vì sao thí sinh vẫn chần chừ chưa đăng ký nguyện vọng khi 'hạn chót' đang đến gần?Vì sao thí sinh vẫn chần chừ chưa đăng ký nguyện vọng khi "hạn chót" đang đến gần?

SKĐS - Mặc dù Bộ GD&ĐT đã nhắc nhở và các chuyên gia khuyên thí sinh nên đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học 2022 sớm để tránh gặp rủi ro, nhưng đa phần thí sinh chưa đăng ký, vì sao?



Đỗ Vi
Ý kiến của bạn