Hơn 2.000 trẻ mồ côi, không nơi nương tựa do dịch COVID-19 cần giúp đỡ

09-10-2021 20:33 | Xã hội
google news

SKĐS - Bộ LĐ-TB&XH vừa cho biết, cả nước hiện có 2.093 trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Trong đó, có 1.970 trẻ mất cha hoặc mẹ, 133 trẻ em dưới 5 tuổi và tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Nam.

Ưu tiên bố trí cho trẻ em mồ côi vì COVID-19 được sống trong môi trường gia đìnhƯu tiên bố trí cho trẻ em mồ côi vì COVID-19 được sống trong môi trường gia đình

SKĐS - Đó là một trong những nội dung tại văn bản Bộ LĐ-TB&XH vừa gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc triển khai kịp thời các biện pháp chăm sóc trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19.

Để kịp thời chia sẻ những mất mát với trẻ em mồ côi, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã phối hợp với 27 tỉnh, thành phố hỗ trợ 7,26 tỷ đồng cho 1.427 trẻ em mồ côi mất cha, mẹ do COVID-19 (mức 5 triệu đồng/trẻ em) và 128 trẻ em sơ sinh là con của sản phụ bị nhiễm COVID-19 (mức một triệu đồng/trẻ em).

Triển khai Nghị quyết 68 và Quyết định 23, các cơ quan chức năng đã hỗ trợ bổ sung với tổng kinh phí trên 105,1 tỷ đồng tới 4.765 người lao động mang thai và 100.415 trẻ em dưới 6 tuổi là con của người lao động.

Đồng thời, 533.920 đối tượng F0, F1 đã được hỗ trợ tiền ăn với tổng kinh phí gần 295 tỷ đồng và 14.330 trẻ em là đối tượng F0, F1 được hỗ trợ bổ sung với mức 01 triệu đồng/trẻ em.

Ngoài ra, nhiều địa phương đã quyết định sử dụng ngân sách địa phương hỗ trợ tiền ăn trong thời gian điều trị hoặc cách ly tập trung với nhóm đối tượng F0, F1.

Do ảnh hưởng của COVID-19, cả nước có hơn 2.000 trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa - Ảnh 2.

Bộ LĐ-TB&XH đề nghị các tỉnh, thành phố trợ giúp kịp thời trẻ em mồ côi do đại dịch COVID-19.

Trước đó, liên quan tới công tác chăm sóc trẻ mồ côi do COVID-19, ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, dịch COVID-19 đã khiến toàn dân khó khăn và trẻ em còn là đối tượng chịu tác động tiêu cực từ nhiều góc độ. Trẻ mồ côi không chỉ gặp những khó khăn trước mắt mà còn cả về lâu dài vì thiếu hụt sự chăm sóc, yêu thương của cha mẹ.

Về góc độ tiếp cận quyền trẻ em, trẻ em được chăm sóc tốt nhất là ở môi trường gia đình bởi chính cha mẹ, người thân thích. Quyền rất đặc thù của trẻ em (khác với người trưởng thành) là được sống trong môi trường gia đình và các con chỉ phát triển tốt nhất, hài hòa nhất trong môi trường gia đình, bởi chính cha mẹ và người thân thích, ruột thịt của mình…

Trong trường hợp trẻ em mất đi môi trường gia đình (mất cả cha, mẹ) hoặc không thể sống với cha mẹ, thì cần cho các em một gia đình khác thay thế để các em được chăm sóc bởi người thân thích còn lại của các em, hoặc một gia đình nhận chăm sóc các em.

Khi không thể tìm được cho các em một môi trường gia đình, giải pháp cuối cùng mới là đưa các em đến với môi trường chăm sóc tập trung như cơ sở bảo trợ xã hội hay trường nội trú.

Để kịp thời hỗ trợ trẻ em mồ côi, Cục Trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) cũng vừa có văn bản yêu cầu Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước 63 tỉnh, thành tăng cường trợ giúp pháp lý cho trẻ em, đặc biệt là trẻ bị mồ côi do dịch COVID-19 để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các em không bị xâm hại do không có sự giám hộ của cha, mẹ; phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc ngành LĐ-TB&XH tại địa phương nắm bắt nhu cầu trợ giúp pháp lý của trẻ em, nhất là trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Từ 10/10, bay nội địa phải tiêm đủ 2 liều vaccine | SKĐS


Đỗ Vi
Ý kiến của bạn