Hơn 1.000 điểm tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông đường sắt

24-04-2024 11:48 | Xã hội
google news

SKĐS - Hiện toàn quốc vẫn còn tồn tại khoảng 3.300 lối đi tự mở cắt ngang đường sắt tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Phản ánh vi phạm lĩnh vực vận tải đường sắt, người dân gọi vào số điện thoại nào?Phản ánh vi phạm lĩnh vực vận tải đường sắt, người dân gọi vào số điện thoại nào?

SKĐS - Khu vực đường sắt phía Bắc, Trung, Nam sẽ có chung 1 số điện thoại đường dây nóng để người dân phản ánh vi phạm trong lĩnh vực vận tải đường sắt dịp 30/4 - 1/5.

Thông tin từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT), từ năm 2019 đến hết năm 2023, toàn quốc đã có 777/4.093 lối đi tự mở cắt ngang đường sắt được xóa bỏ. Những lối đi tự mở này hầu hết đều nằm trên địa bàn khu vực đông dân cư, có mật độ chạy tàu cao và tại các vị trí tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông đường sắt.

Ngoài ra, Bộ GTVT và các địa phương đã thực hiện rào thu hẹp chiều rộng của 1.348/1.805 lối đi tự mở xuống dưới 3m đối với các lối đi tự mở có chiều rộng trên 3m; cắm biển "Chú ý tàu hỏa" tại 2.993/3.316 lối đi tự mở; tổ chức cảnh giới tại 358/592 điểm,...

Hơn 1.000 điểm tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông đường sắt- Ảnh 2.

Vẫn còn nhiều vị trí trên tuyến đường sắt Bắc - Nam tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn từ 2019 đến 2023, ngành đường sắt mới chỉ xây dựng được 20.757m đường gom và 15.089m hàng rào ngăn cách giữa đường bộ - đường sắt; xây dựng hầm chui chỉ đạt 2/149 hầm và xây dựng mới vỏn vẹn 3/297 đường ngang.

Đáng chú ý, trên các tuyến đường sắt hiện còn tồn tại 5 điểm đen (Km81+487, Km109+350, Km257+990, Km267+500, Km299+625 tuyến đường sắt Bắc - Nam) và có đến 1.087 điểm tiềm ẩn có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.

Hiện các chủ thể liên quan tại địa phương phải áp dụng các biện pháp tạm thời để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt như: Cảnh giới, thu hẹp lối đi, cắm biển hạn chế phương tiện, biển cảnh báo.

Hơn 1.000 điểm tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông đường sắt- Ảnh 3.

Gần đây nhất đã xảy ra sự cố sạt lở hầm đường sắt tại Khánh Hòa khiến tuyến đường sắt Bắc - Nam tê liệt trong nhiều ngày.

Đến nay, Bộ GTVT, ngành đường sắt và các địa phương đã hoàn thành việc lập hồ sơ chi tiết và tổ chức quản lý vị trí nguy hiểm, lối đi tự mở; có 34/34 tỉnh thành đã xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện thu hẹp, giảm, xóa bỏ lối đi tự mở tại các địa phương.

Trước đó, Bộ GTVT cũng đã có đề nghị UBND các tỉnh, thành phố có đường sắt đi qua ưu tiên bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách của địa phương để triển khai thực hiện xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt theo kế hoạch, lộ trình được phê duyệt

Xem thêm video được quan tâm:

Hiện trường vụ sập hầm đường sắt tại Khánh Hòa khiến toàn tuyến đường sắt Bắc - Nam tê liệt nhiều ngày.



Thành Long
Ý kiến của bạn